Glucozo = Fruc thì dùng dd Br2. Glu làm mất màu. Fruc thì ko
Các bro cho mình hỏi bài tập này: Monosaccarit A ( đặt tên là glicozơ A ) có tên là (2S,3R,4S,5R)-2,3,4,5,6- pentahiđroxihexan. Khi đun nóng tới 100oC, A bị tách nước cho sản phẩm B có tên là 1,6- anhidroglicopiranozơ. D-Glucozơ ko tham gia pư này. a) Dùng công thức cấu dạng cho biết pư chuyển hoá A thành B. b) Tại sao D-Glucozơ ko tham gia pư tách nước như A ?
D-Glu không có phản ứng này vì không có cấu dạng phù hợp để tách nước. Nhìn vào đây là hiểu:
khi đã có % thì em không bik làm sao để được CTDG nhất một cách chính xác: VD:ta có %C=65.92, %H=7.75, %O=26.33 Lập tỉ lệ thì dc 65.92/12:7.75/1:26.33/16=x:y:z <=>5.5:7.75:1.65=x:y:z Em chia tất cả cho 1.65 thì dc 3 : 5 : 1=x:y:z nhung sách lại giải là 10:14:3 là sao ạ trong khi cách của em thì lại đúng với 1 số bài Vây cách chính xác nhất là như thê nào ạh? Sắp Ktra rồi mong mấy bác chỉ giúp
Chắc là bạn làm tròn thôi. Mình tính ra là 3,33 : 4,7 : 1 –> nhân 3 lên là ra 10 : 14 : 3
tùy bài tập làm tròn nhiều hay ít nửa…mà cái đó chắc chắn là đề bài có gợi ý cho…
dùng máy tính bấm về fix 1 chữ số thập phân ! Làm tròn thì ok !
Tốt nhất là làm tròn ít thôi bạn ơi. Thường số Oxi là 1, 2 ( vì số oxi thường ýt nhất mà ). Bạn kô làm tròn gì cả. Cứ lấy số đó chia co số Oxi là ra tỉ lệ chính xác nhất đó.
Đốt cháy 0,39g hidrocacbon A hoặc B đều thu được 1,32g CO2. Tỉ khối hơi của A so với B là 3. Xác định A,B
Đặt công thức trung bình của hidrocacbon A và B là CxHy (gọi là X) nX=0.39/(12x+y) => nCO2 = 0.39x/(12x+y) => mCO2 = 0.39.44.x/(12x+y)=1.32 <=> x=y Vậy đó là hai anken, hoặc có 1 ankan và một hidrocacbon có độ bất bão hoà > 1. Với trường hợp anken thì đặt công thức A là CnH2n và B là CmH2m. Từ dữ kiện tỉ khối hơn => n=3m. Do không có dữ kiện gì thêm nên không loại được (nhưng bản thân nghĩ nó là benzen và axetilen) Với trường hợp còn lại thì hem biết làm tiếp ^^. Mọi người giải giúp nhé.
Khi cộng hợp HBr vào propen thu ươợc 2 sản phẩm X và Y Khi cộng hợp HCl vào propen thu được sản phẩm Z và T. Trong 2 trường hợp số mol các chất tham gia phản ứng và điều kiện như nhau : CH3-CH=CH2 + HBr => CH3-CH2-CH2Br (X) và CH3-CH(Br)-CH3 (Y) CH3-CH=CH2 + HCl => CH3-CH2-CH2Cl (Z) và CH3-CH(Cl)-CH3 (T) Vậy phần trăm số mol của X, Y, Z, T theo thứ tự tăng dần là ? Các bạn giúp mình với ? khó hiểu quá ! :24h_027:
Một hidrocacbon A có công thức phân tử là C10H10.A có các tính chất sau : a,Tạo kết tủa với AgNO3/NH3 b,Khi bị oxi hóa bằng dung dịch thuốc tím trong môi trường axit thì tạo ra axit benzoic A. C2H5-C6H4-C-(nối 3)CH B.CH3-C6H4-CH2-C-(nối 3)-CH C.C6H5-CH2-CH2-C-(nối 3)-CH Trong 3 công thức trên thì cái nào là đúng ? Mình phân vân giữa cái thứ 2 và cái thứ 3 ? Các bạn giúp mình với ?:24h_027:
1- Đề nghị hạn chế lập topic. Cứ mỗi lần hỏi 1 bài tập nho nhỏ, mọi người lại create 1 topic mới thì cuối cùng chỉ khổ công những người dọn dẹp.
2- Bài vô cơ thì đừng có post vào mục hữu cơ và ngược lại, lỗi sai này lập lại lần thứ 3 nữa thì topic sẽ được vào thùng rác. Đã lập nhiều topic lại post sai vị trí thì đúng là chơi khó nhau quá :24h_017:
3-Đáp án C là đúng vì A và B sau khi oxi hóa bằng thuốc tím không tạo ra benzoic.
HBr cộng AE dễ hơn HCl. Sản phẩm cộng theo Markovnikov ưu tiên.
Từ 2 điều đó suy ra thứ tự như sau: Y > T > X > Z
Zậy mà trong sách nó ghi là Y>T>Z>X Cảm ơn anh !:24h_027:
Anh có thể nói rõ rõ hơn chút có được không ? Em hok hiểu cho lắm, vì sao A với B lại không tạo ra axit benzoic:chautroi
ta có Y+X=Z+T y>t =>Z>X vậy Y>T>Z>X
babyboy và minhduy2110 trả lời khác nhau, thế là sao ? Mà bạn babyboy ơi, bạn có thể nói rõ hơn là tại sao Y+X=Z+T ? Trong khi đó Y và T là sản phẩm chính, và X chiếm nhiều hơn Z (theo lời minhduy2110 nói) thế thì sao lại có chuyện X+Y=Z+T ??Em ngu mụi, mong các sư huynh chỉ giáo thêm:kham (
Cho em hỏi bài này : Hỗn hợp A gồm 2 axit no đơn chức mạch hở là đồng đẳng liên tiếp và 1 axit không no mạch hở, đơn chức, chứa 1 liên kết đôi. Cho A tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch B. Để trung hòa vừa hết lượng NaOH dư trong B cần thêm vào 50ml dung dịch HCl 0,5M, thu được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D được 32,3125g muối khan Mặc khác, đốt cháy hoàn toàn lượng A như trên rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH đặc thấy khối lượng bình tăng 45,8g Xác định CTPT, số mol các chất trong A , xem phản ứng xảy ra hoàn toàn
Đây hình như là bài trong đề thi ĐH khối A 2002. Bài này cứ đặt công thức TB cho 2 axit no và giải ra bình thường. Có 1 điều lưu ý là trong chất rắn D ngoài 3 muối hữu cơ còn có cả muối NaCl.