Em có bài tập sau không biết nên bắt đầu từ đâu ạ. Mong các anh chị giúp đỡ:
CO(k)+ Cl2(k)= COCl2(k)
Ở nhiệt độ và thể tích không đổi, áp suất riêng phần của COCl2 tính theo thời gian như sau:
[b]+ TN1: Áp suất ban đầu của P(Cl2)=400 mmHg, P(CO)=4mmHg
t(phút) 0 34,5 69,0 138,0
P(COCl2) 0 2,0 3,0 3,75
TN2: Áp suất ban đầu P(Cl2)=1600 mmHg, P(CO)=4mmHg
t(phút) 0 4,3 8,6 17,3
P(COCl2) 0 2,0 3,0 3,75[/b]
Bạn không đưa cụ thể yêu cầu bài toán nên tôi giả thiết đề bài yêu cầu tính bậc và hằng số tốc độ phản ứng
Ở nhiệt độ và thể tích không đổi thì áp suất tỷ lệ với nồng độ
Biều thức vận tốc phản ứng như sau:
v= k*[CO]^m*[Cl2]^n
Theo giả thiết P(Cl2) >> P(CO) nên có thể xem như [Cl2] là hằng số và biểu thức vận tốc phản ứng như sau:
v=k’[CO]^m với k’ = k[Cl2]^n
Tới đây có 2 cách làm
Vẽ đồ thị
Giả thiết bậc phản ứng
Ở đây ta dùng cách thứ 2: giả thiết bậc phản ứng
Ta giả thiết bậc phản ứng là bậc 1,2,… rồi đi tính giá trị k ( từ công thức tổng quát ) nếu các giả trị ki ( i=1,n ) gần bằng nhau thì bậc ta giả thiết là đúng
Em cảm ơn anh nhiều ạ.
Em quên ghi cái đề là xác định bậc riêng phần của từng chất. Nhưng theo thực nghiệm thì bậc riêng phần của Cl2 lẻ, bằng 3/2. Vậy nếu giả thiết như vậy, làm sao xác định bậc riêng phần ạ?
Dựa vào sự thay đổi p(COCl2) ta dễ thấy tốc đô thí nghiệm 2 nhanh gấp 8 lần thí nghiệm 1 (Với Delta(P) bằng nhau thì thời gian TN1 = 8TN2)
Như vậy tăng gấp đôi 4 nồng độ Cl2 (pCl2 xem như không đổi) => Vận tốc tăng 8 lần.
Tức 4^n = 8 => m = 3/2 (với m là bậc riêng phần của Cl2).
Bậc của CO xác định dựa theo các glory đã nói.
Chú ý: vì xem pCl2 không đổi nên bậc riêng phần của CO cũng chính là bậc của phản ứng, tức là v = K’.[CO] (với K’ = k.[Cl2] = const với mỗi thí nghiệm)
Chúc bạn học tốt!