Bài tập Cân bằng axit-bazơ

Mong các anh chị giúp em hướng giải cụ thể 1 số bài tập sau ạ: 1> Tính nồng độ của axit propionic (HPr) phải có trong dung dịch axit axetic (HAc) 2.10^-3 M sao cho: a) Độ điện ly HAc bằng 0,08 b) pH dung dịch bằng 3,28

2> Ở 25 độ C, một lít nước hòa tan được 33,9 lít CO2 (p=1atm). Tính pH và nồng độ cân bằng các cấu tử trong dung dịch bão hòa SO2. Biết SO2 trong nước có pKa1=1,76 và HSO3- có pKa2=7,21.

  • Nhân tiện ai có tài liệu về dạng bài tập cân bằng dị thể, tích số tan, pin điện… ( nói chung là dung dịch) thì có thể chia sẻ được không ạ, có đáp án hoặc hướng dẫn giải thì càng tốt ạ. Em xin cảm ơn!

1/ Đặt nồng độ đầu của PrH là x (mol/lit) Đặt Ka PrH là Ka1 và của AcH là Ka2. h = [Pr-] + [Ac-] + [OH-] = xKa1/(h+Ka1) + 2E-3 Ka2/(h+Ka2) + Kw/h

khi pH = 3.28 suy ra h = 1E-3.28 từ đó giả phương trình bậc nhất 1 ẩn suy ra x (xong câu b)

Câu a cũng same same như thế. alpha AcH = 0.08 nên [Ac-] = 0.08*2E-3 = …

Lắp vào biểu thức [Ac-] = 2E-3 *Ka2/(h+Ka2) từ đó suy ra h và tương tự như trên, tim được x dễ dàng bới phương trình bậc 1 1 ẩn.

2/ Có lẽ đề nhầm lẫn giữa CO2 với SO2 thì phải? Nếu đúng là nhầm lẫn thì: Tính nồng độ đầu của SO2 trong nước (cũng chính là nồng độ đầu của H2SO3) Từ đó dễ dàng suy ra các nồng độ của HSO3- và SO32- và H2SO3 chưa phân ly trong dung dịch - theo bảo toàn proton (đa axit)!

Cho em hỏi thêm ạ: 1> Trộn 10ml dung dịch NH3 0,1M với 10ml dung dịch MgCl2 0,1M. Cần thêm một thể tích tối thiểu của dung dịch NH4Cl bằng bao nhiêu để hòa tan kết tủa này? Cho pKb(NH3)=4,75. Độ tan của Mg(OH)2 ở điều kiện TN là 6,66 mg/l.

2> Để làm kết tủa hoàn toàn Ag+ cần phải cho bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,03M vào 10ml dung dịch AgNO3 0,02M. Biết pKs (AgCl)=10

3> Xét dung dịch CaCl2 0,01M (dd A) -Thêm 0,02 mol H2SO3 và 0,015 mol BaCl2 vào 1 lít dung dịch A, pH cố định ở 10. Tính nồng độ các ion Ca2+, Ba2+, SO3 2-. Cho tích số tan của BaSO3 bằng 10^-8, CaSO3 bằng 10^-4

Có ai biết có thể tìm những loại bài tập tương tự và cách giải ở đâu không thì giúp mình với nhé!!

1/ Bài toán dung dịch đệm.

  • Tính pH tại đó kết tủa Mg(OH)2 (dựa vào cái độ tan đề bài cho ấy - Đó chỉ là 1 kiểu cho dữ liệu tích số tan mà thôi)
  • Biết pH dung dịch rồi thì có thể dùng tạm công thức Henderson - Haisenback để tìm ra nồng độ muối NH4Cl từ đó ta có đáp số.

2/Kết tủa hoàn toàn là khi nồng độ ion < hoặc = 10^-6 thì phải. Lấy [Ag+] = 10^-6. Đặt x là số ml dd HCl cần thêm vào. Suy ra [Cl-] = … Suy ra ngay số mol HCl cần dùng = n([Cl-]) + n(CAg) - n([Ag]) Bài này chỉ lưu ý tính toán vì khi thêm HCl vào, xảy ra sự thay đổi nồng độ - tuy nhiên chỉ có duy nhất 1 ẩn là x.

3/ Vì 2 chất đều cho kết tủa(theo tính toán sơ lược ban đầu) và biết trước h nên => Làm theo T’ của CaSO3 và BaSO3 là cách tổng quát luôn.

1> Cho em hỏi công thức Henderson - Haisenback là gì ạ? 2> Em làm thế này: [Cl-]= 10^-10 / 10^-6=10^-4 nHCl= nHCL tạo kết tủa + nCl- dư= 10.0,02+ 10^-4 (V+10)= 0,03V –> V=7,72(ml) 3> Theo em tính thì ở trường hợp này không có kết tủa CaSO3 do đó có thể xem SO3 2 tạo từ BaSO3 được không ạ?

1/ Công thức gần đúng dung dịch đệm ấy.

2/ Câu 2 làm thế cũng được, chính xác hơn thì cái số 0.02 kia thay bằng (0.02 - …)

3/ Nếu không có kết tủa CaSO3 thì càng tốt, coi như ko có mặt Ca2+ ở đây, đề bài qui về tính cân bằng trong dung dịch có (Ba2+) = 0.015; (H2SO3) = 0.02 và h = 10^-10.

Dùng tích số tan điều kiện T’ = T*(1+ Ka1/h + Ka1Ka2/h^2); lắp hết số vào là ra T’. Độ tan ở đây là: S’ = căn bậc 2 của T’ và S’ = [Ba2+]

Vừa tính lại thì thấy có kết tủa CaSO3 mà :24h_098: - có cả 2 kết tủa, có lẽ là đi tính T’s1 và T’s2. Lúc đó ta có [Ca2+][SO32-]’ = T’s1 [Ba2+][SO32-]’ = T’s2

Về mặt toán học thì có thể giải được hệ này, tuy nhiên cách làm này có vẻ dài! ko biết có cách nào ngắn hơn không.:cam (

Ở trên dù giả sử không có CaSO3 thì [Ba2+] ko còn là 0.015 nữa vì chắng nhẽ không xét pư tạo kết tủa sao :nhamhiem

Ở bài của mình có câu nào nói là [Ba2+] = 0.015 M không nhỉ :-?

Nếu cách làm có gì khác sai sót xin hãy chỉ ra hoặc đề xuất cách làm mới rồi hãy than phiền :24h_015:

[Ba2+] + [Ca2+]= [SO32-]+[HSO3-]+(0.025-0.02) ->phương trình 1 ẩn SO32-

OK, cách làm bảo toàn điện tích hay. Tuy nhiên phương trình trên sai rồi thì phải =.=

h + 2[Ba2+] + 2 [Ca2+] = 2[SO32-] + [HSO3-] +[Cl-] + [OH-].

Bậc 2 - 1 ẩn, đúng là giải đơn giản hơn hệ trên của mình.

Mình bảo toàn nồng độ mà bạn

Đây là 1 bài toán không cho dữ liệu tích số tan mà cho bằng Độ tan của Mg(OH)2 trong dung môi nước tại điều kiện nhiệt độ phòng… như với thí nghiệm trên.

Chứ không phải độ tan của Mg(OH)2 vào cái dung dịch sau khi pha trộn giữa MgCl2 và NH3. Bạn hiểu ý chứ :24h_023:

Vừa đi học về đã nhận 1 loạt 5 tin nhắn =.= + 1 phát Groans, mong admin sớm bỏ cái chế độ groan này đi, đôi khi đóng góp cách làm giúp đỡ các bạn khác xong lại bị groan cũng phát bực cả mình.

Suck,mình có đáp án đầy đủ chi tiết của cái bài này đó, nói chung làm theo cách cậu sai ,stop arguing! (đã nói là trộn 2 dd với nhau mà lại coi như nó không pư là sao,thế cho MgCl2 1M làm cái gì) Nguồn:Tuyển tập chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia quốc tế by Mr Tuấn:24h_023:

Post đáp án lên mọi người cùng xem nào.

Mình đã nói là cái độ tan Mg(OH)2 người ta cho chỉ là dạng cho khác của tích số tan tại điều kiện thí nghiệm.

Nghĩa là quá trình thí nghiệm chỉ bao gồm 2 bước:

1- Trộn Mg(OH)2 với NH3, tạo kết tủa. 2- Trộn thêm vào dd NH4Cl để hoà tan hết kết tủa trong dd sau 1.

Người ta yêu cầu tính lượng NH4Cl thêm vào thôi. Dĩ nhiên cần đến nồng độ đầu của MgCl2 rồi :-?? Có nó mới biết được pH tại đó bắt đầu tủa, từ đó mới định được lượng NH4Cl.

Chà chà Tất nhiên mình hiểu ý bạn,cái mình đang nói đó là ko phải lúc nào S cũng bằng [Mg2+] nếu trong dd có (Mg2+) khác vậy thôi Từ độ tan->T=4S^3 Từ pKb của NH3 tính ra K của pư MgCL2 với NH3 -> [Mg2+],[NH3]->[OH-] Để hòa tan kết tủa thì [OH-] giảm tức chí ít <=[OH-] vừa tính ->dùng pH=pKa+lgCb/Ca

Rồi, đó là cách của đáp án, giờ bạn chỉ ra xem bài mình hướng dẫn kuteboy sai ở đâu so với đáp án để bị “than phiền” nào :-/ - Có gì cứ post thẳng vào đây đỡ mất công copy.

Còn câu nói chung chung hôm nọ "S = (Mg2+)’ " công nhận là mình hơi nhầm, vì đang xét trong trường hợp này nên mới phán thế :24h_023:

Groan cái bài CaSO3 đó vì mình thấy làm theo T’ dài chỉ vậy thôi,bạn không thích thì mình remove:24h_120: Phần T’ ,hệ beta ,hệ alpha này nên dùng đối với những bài của phức EDTA vì có nhiều cân bằng hỗn tạp

Mình có tí thắc mắc ở câu 1 như sau;khi tìm được [OH-]của dd ban đầu thì ta xét được có kết tủa hay không nhờ pt tích số tan,nhưng dd có kết tủa khi [Mg2+][OH-]^2 lớn hơn or băng t như vậy xét về toán thì làm sao có thể tính cụ thể được lượng [OH-] trong dd để hòa tan kt?