Áp suất tối đa của detector UV của HPLC

Chào các bạn,

Minh có một vấn đề muốn trao đổi với các bạn về " áp suất tối đa của detector UV của HPLC".

Theo mình được biết thì áp suất tối đa của detector UV của HPLC chính là áp suất tối đa mà flow cell chịu được. Thường thì mỗi flow cell có áp suất tối đa của nó ( tùy nhà sản xuất, tùy loại ( vật liệu và thể tích ) mà áp suất tối đa khác nhau ),và các nhà sản xuất có khuyên là áp suất tối đa mà flow cell có thể chịu đựng là bao nhiêu. Nhưng không thấy nói là áp suất tối đa có cột là bao nhiêu thì tương ứng với giới hạn áp suất của flow cell.

Các bạn nào biết về vấn đề này xin giải thích cho mình với.

Thanks nhiều nhiều.

Thân Chào.

TYNL

Hi bạn mình đã sử dụng nhiều loại cột khác nhau, đều không thấy limit áp suất của cột, vì thực sự cái này không quan trọng, mà cái chính là áp suất của pump HPLC chịu được là bao nhiêu, một số hãng áp suất bơm là 400 bar - 600 bar. còn việc áp suất cột tương ứng với flow cell thì bạn nên lưu ý áp suất hiển thị ở pump là áp suất trước cột, còn sau cột thì cao hơn áp suất thường, vì sau cột không có gì cản áp, và dây thải đưa ra ngoài môi trường, (nên bạn có thể thấy trước cột: dây capillary là dây kim loại, sau cột (từ cột tới detector) các hãng thường làm bằng dây PTFE (= nhựa), mình gửi kèm bảng một số loại flow cell và khả năng chịu áp, các bạn tham khảo nhé :water (:water (:water (:water (:water (:water (:water (:water (:water (:water (:water (

Bạn nói đúng "Áp suất tối đa của detector UV trong HPLC chính là áp suất của flow cell " Áp suất này tùy thuộc vào nhà sản xuất (trong đó bao hàm tất cả các yếu tố từ vật liệu, kích thước…). Chỗ mình thấy với Detector ACQUITY UPLC Tunable UV/VIS Detector của hãng Water thì áp suất tối đa của Detector UV là 1000psi. Nó thua xa với áp suất tối đa của cột là 12.000 psi. Như vậy mối liên hệ giữa cột và flow cell là tùy thuộc hoàn toàn vào nhà sản xuất. Nhưng có một điều chắc chắn áp suất cột luôn > áp suất max của detector.

Cho mình hỏi 1 chút, nếu mà áp suất đầu ra của cột mà lớn hơn áp suất tối đa mà flowcell chịu được thì flowcell có bị hỏng không? Nếu ko có vấn đề gì thì người ta đưa ra áp suất tối đa mà Flowcell chịu được để làm gì? Xin cảm ơn!

Chào các bạn,

Thanks các bạn đã trả lời, các bạn trả lời đều đúng hết.

Nhưng mình muốn biết tại sao, và dựa vào đâu mà nhà sản xuất cho ra các lại flowcell co áp suất khác nhau đó, và khi mình muốn tự lên một cấu hình máy, thì làm sao mình chọn được sự đồng bộ đó ( Pump, loại columm, flowcell của Detector UV thich hop), hay mình muốn mua một cái flowcell mới cho hệ HPLC mình đang có thì mình sẽ mua loại nào cho thích hợp.

Thanks các bạn,

Than Chao

TYNL

hi Mình ngày nào cũng chạy HPLC hết, nhưng là tay mơ vì mình chỉ dùng HPLC để phân tích mẫu thôi. Mình thấy là áp suất của pump phụ thuộc vào flow rate và loại columm, tùy vào mục đích phân tích mà có những khoảng flow rate mà mình chọn, vd mình chỉ phân tích đến nồng độ 10e-3 thì chỉ 0,8 ml/m là đủ, nhưng có người muốn phân tích đến 10e-4 thì phải dùng flow rate cao hơn và dẫn đến áp suất cao hơn. Thực tế mình chỉ có thể set áp suất max cho pump thôi. Mình nghĩ bạn muốn thiết lập hệ thì có lẽ tham khảo áp suất trong khoảng hoạt động của pump và từ đó mà lựa chọn. Thân

Chào bạn,

Thanks bạn nhiều, cái vấn đề chính mình muốn hỏi là tại sao lại có cái áp suất tối đa của flow cell. Và tại sao nhà sản xuất lại chú ý ta về thông số này.

Nếu áp suất sau cột,một ngày đẹp trời nào đó mà nó cao hơn ap suất tối đa mà flow cell chịu được thì chuyện gì sẽ xảy ra.

Vì thực tế có một người bạn của mình đã gặp trường hợp này hay sao đó nên anh ta thử hỏi mình. Mình cũng chạy HPLC mà. Nhưng chưa gặp trường hợp này bao giờ, nên mình chưa giải thích được, và mình cũng không rõ nếu áp suất sau cột cao hơn áp suất tối đa của fow cell thì nó có làm vỡ lens của flow cell không.

Nếu nói như các bạn thì thông số áp suất tối đa mà nhà sản suất đưa ra là vô nghĩa sao.

Vậy nguyên nhân chính dẫn đến hỏng flow cell là gì?

Thân chào

TYNL

Hi bạn!

mình cũng sửa máy nhiều nên cũng có chút kinh nghiệm về trường hợp này, trong trường hợp áp suất của flow cell cao hơn giới hạn cho phép thì flow cell bị bể!!! lý do chính mình thấy là do người chạy mẫu chủ quan không rửa lại sau khi chạy mẫu bằng pha động là đệm có nồng độ muối cao, sau khi để một thời gian và sử dụng lại, muối đóng ở dây thải và flow cell làm nghẹt -> gây áp cao. còn trường hợp nữa là do đặt tốc độ dòng quá cao, dây capillary sau flow cell nhỏ gây áp!

thông thường flow cell của detector UV thường chịu được áp cao, thường thì bể flow cell hay xảy ra với flow cell của FLD vì cấu tạo hoàn toàn khác với flow cell UV

vì vậy chạy HPLC đòi hỏi người sử dụng rất cẩn thận:nhamhiem:nhamhiem :danhmay (:danhmay (:danhmay (:danhmay (:danhmay (:danhmay (:danhmay (:danhmay (:danhmay (:danhmay (:danhmay (:danhmay (:danhmay (

Chào bạn,

Thanks bạn, nhân đây cho mình hỏi thêm một tí về HPLC nhé.

Mình ít thấy ai chạy cột pha thường, thường chỉ chảy cột pha ngược ( Có lẽ do ứng dụng phân tích của nó nhiều hơn ), khi dùng cột pha thường thì dung môi nó sẽ khác hoàn toàn với khi dùng cột pha ngược.

Vậy cho mình hỏi vậy về cấu tạo của HPLC ( cấu tạo bên trong của các bộ phận ) khi dùng chuyên chạy phân tích cột pha thường có khác gì nhiều không.

Hay là hệ HPLC nào mình dùng phân tích cho cả cột pha thường và pha ngược đều được.

Xin lỗi vì câu hỏi này có vẻ hơi… nhảm.

Thanks nhiều,

Thân chào.

Mình cũng có kinh nghiệm về áp suất flow cell này,vì là ở lab mình đã từng có bạn làm vỡ flow cell. Áp suất trong flow cell chính là áp suất của đường ống sau cột, nên nếu đường ống quá hẹp có thể làm tăng áp suất của flow cell. Vì hỏng đường thải sau detector nên sau khi thay sợi khác có kích thước bé hơn sẽ làm tăng áp suất cell, bình thường vẫn ok nhưng nếu không cẩn thận khi chạy HPLC mà có muối sẽ bám lại trên đường ống gây tăng áp suất đầu ra và thế là … Ở lab mình cũng có chạy HPLC pha thường. Thực ra pha thường cũng như pha ngược đều có thể chạy trên cùng một máy thôi. Hệ dung môi của pha thường không phân cực (hexan, heptan, .dichlomethan…) nên hoàn toàn không tương thích với hệ dung môi của pha ngược (nước, methanol, acetonitril, đệm…) do đó khi chuyển chạy giữa 2 pha phải rửa bằng dung môi trung gian (tốt nhất là iso-propanol). Cột pha thường có thể là cột Si-OH,cột NH2, cột CN, cột diol (phân cực) thông thường chỉ ứng dụng khi mà chất phân tích quá phân cực không lưu giữ trên cột pha đảo (cột không phân cực). Hiện nay cũng có loại cột chuyên dùng để phân tích các chất phân cực nhưng vẫn sử dụng dung môi là nước và ACN (cột HILIC = Hydrophillic Interactive Liquid Chromatography). Vài ý kiến là kinh nghiệm bản thân.

Mình có một số ý sau" Theo Complexchemistry " còn sau cột thì cao hơn áp suất thường, vì sau cột không có gì cản áp, và dây thải đưa ra ngoài môi trường, (nên bạn có thể thấy trước cột: dây capillary là dây kim loại, sau cột (từ cột tới detector) các hãng thường làm bằng dây PTFE (= nhựa)," Ở chỗ này bạn đã xem kỹ cấu tạo của cột chưa, bạn có bao giờ hỏi tại sao áp suất trước cột và sau cột lại khác xa như vậy ? Đó chính là công nghệ chế cột đó bạn.

Còn theo bạn Xuando " nếu mà áp suất đầu ra của cột mà lớn hơn áp suất tối đa mà flowcell chịu được thì flowcell có bị hỏng không? Nếu ko có vấn đề gì thì người ta đưa ra áp suất tối đa mà Flowcell chịu được để làm gì? " Trường hợp này không xảy ra: Vì lúc đó áp suất đầu ra là gần bằng không, bạn cứ tưởng tượng là bị tắc đi. Và khi đó tất nhiên Flowcell sẽ bị bể…

<meta http-equiv=“Content-Type” content=“text/html; charset=utf-8”><meta name=“ProgId” content=“Word.Document”><meta name=“Generator” content=“Microsoft Word 11”><meta name=“Originator” content=“Microsoft Word 11”><link rel=“File-List” href=“file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CNGUYEN%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml”><!–[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:PunctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]–><!–[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState=“false” LatentStyleCount=“156”> </w:LatentStyles> </xml><![endif]–><style> <!-- /* Style Definitions / p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:“”; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:“Times New Roman”; mso-fareast-font-family:“Times New Roman”;} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} –> </style><!–[if gte mso 10]> <style> / Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:“Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:“”; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:“Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]–>

<o:p> </o:p>

Tokyo đặt ra câu hỏi rất lý thú và các câu trả lời của các bạn thật hữu ích. Theo tôi thì trường hợp này sẽ rất rất hiếm khi xảy ra, vì ở các hệ thống sắc ký hiện đại, khi áp suất cao quá Pmax là pump tự động ngừng rồi, hy vọng là ngay cả khi bị tắc nghẽn ở flow cell, với thời gian ngắn như vậy cell vẫn chưa bị bể mà hệ thống đã kịp tự dừng. Chân thành cám ơn.