Ai chuyên hóa mau giải thích cho một nhóc lớp 10 chuyên nè..

Tui post câu hỏi này tới 3 lần rùi mà bị BQT xóa hoài. Hôm nay mạo muội xin post lại lần nữa. Xóa cũng đúng vì hok ai trả lời hết ^^ Oxi có 3 đồng vị là O 16 99.64%, O 17 chiếm 0.32%, O 18 chiếm 0.04%. Thế nhưng O có M= 15.994. Các sư phụ chuyên hóa mau giải thích dùm (Các số liệu trên là chính xác gần như tuyệt đối. Trong bảng tuần hoàn hay SGK là làm tròn). Các huynh chuyên hóa mau giải thích dùm.:vanxin(

nếu mà đổi đồng vị O 17 thành O 14 thì đáp án là 15,9944

Bạn có một số quan niệm sai lầm đấy: -Thứ nhất: Bài bị xoá có thể vì một trong các lí do sau: +) Nội dung không phù hợp (không liên quan gì đến Hoá học, hoặc post nhiều lần… Bài này không thuộc dạng này! +) Post không đúng chỗ! Có thể bạn vào và lập ngay 1 TOPIC dành riêng cho câu hỏi này! Việc này rất hay, vì người ta có thể đọc được bài của bạn ngay. Nhưng bạn có thấy có sự không phù hợp nào ở đây không? Bạn biết là hiện nay 4rum có hơn 45,000 bài viết, nếu mỗi bài viết đều = 1 TOPIC như bạn thì bạn nghĩ 4rum này sẽ như thế nào? Vì vậy khi bài bị xoá, thay vì tìm cách đổ lỗi cho người khác (Ban quản trị) hay lập TOPIC mới thì bạn hãy tìm hiểu xem vì sao nó bị xoá, và hiện nó đang ở đâu (Thùng rác, HALL OF LAZY, hay nó được chuyển vào trong TOPIC khác… - Thứ hai: Bạn nói bài này bị xoá vì không có ai trả lời! Ý của bạn là gì? Tôi không quan trọng, nhưng có thể có hiểu câu đó theo 2 ý sau: +) Bài này quá vớ vẩn, chẳng ai muốn trả lời. Bài này theo tôi nghĩ, không phải quá vớ vẩn, vì hồi xưa đang học lớp 10 tôi cũng đã có thắc mắc về nó! +) Bài này quá khó, không có thể ai có thể trả lời? Không biết có phải là ý của bạn không, tôi nghĩ là không, vì nếu bạn nghĩ thế thì bạn sẽ k post lên đây nữa! Vậy ý của bạn là gì nhỉ? Bạn có thể giải đáp không? … Thôi, ta trở lại câu hỏi của bạn nhé! Bạn đang hiểu câu này thế nào? Bạn đang tính M của O ra sao? Có phải là: M(O) = (O16).16+(O17).17+(O18).18[/b] không? Vậy thì bạn sai ngay từ đây! Đúng là việc tính M thường được các bạn tính như vậy. Nhưng các bạn có biết các bạn lấy các số 16, 17, 18 ở đâu ra không vậy? Có phải chăng các bạn lấy các SỐ KHỐI của các đồng vị? Các bạn cũng biết M(nguyên tử) = A (Số khối), nhưng đây chỉ là về giá trị và nó chỉ là GẦN ĐÚNG, vì A (số khối) luôn là số tự nhiên, còn KLNT M được tính theo đvC... Các bạn biết [b]M = tổng(mp + mn + me)[/b] nhưng đây cũng là giá trị [b]gần đúng[/b]. Vì mỗi nguyên tử còn có một năng lượng nữa, năng lượng này liên quan đến ĐỘ HỤT KHỐI - đó là độ chênh lệch giữa HIỆU của [b][tổng(mp + mn + me) - M].[COLOR=Black] [/COLOR][/b][COLOR=Black]Độ hụt khối càng lớn thì nguyên tử càng bền! Những cái này các bạn sẽ được học ở môn Vật lý lơp 11 hoặc 12 (hồi tôi học là lớp 12, còn bây giờ tôi k biết). Các bạn tự đọc thêm nhé! Vậy vấn đề là gì? Vấn đề là các bạn hãy đi tìm các giá trị KLNT của các đồng vị O(16, 17,18) sau đó thay vào công thức: [/COLOR][b]M(O) = (O16).Mb[/b]+(O17).M[/b][b](O17)[/b][b]+(O18).M(O18) Hi vọng làm hài lòng người hỏi! Ok?

Bạn có thể sử dụng công cụ search của diễn đàn, hoặc vào mục thống kê bài viết của bạn để xem các bài bạn đóng góp bây giờ nằm chỗ nào. Bài viết của các bạn thường được các mod sắp xếp lại cho phù hợp vị trí, thực ra nó đã được di chuyển vào đây: Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ - Page 487 - Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Bây giờ vấn đề quản lý box phổ thông đang được bàn luận tới, mình cũng không hiểu sao các anh ấy merge tất cả vào 1 như thế, đến mình cũng thấy khó khăn trong việc tìm bài. Mong các member thông cảm, mình sẽ đưa ý kiến với ban quản trị.

Thật ra đây là một câu hỏi trong đề hóa HSg cấp tỉnh hay quốc gia gì đó. Nhưng 16 17 và 18 là số khối (chính xác như bạn nói). Chứ nếu rơi vào những trường hợp khác ( do vật lí hay vấn đề khác…) thì không tính. Cố gắng suy nghĩ trả lời dùm nhé. Còn bài này đối với một số người là khó thật :24h_028:

Cái này hồi xưa mình học thì câu trả lời là do độ hụt khối của hạt nhân nguyên tử. Không biết có đúng không ?

Bây giờ tôi mới đọc lại cái tên TOPIC, thì ra bạn đang học lớp 9-10, vì vậy tôi cũng không NÓNG với bạn! Hichic… Bài này chẳng có trong đề thi HSG nào cả! Chẳng ai ra đề thi HSG như thế cả!

Theo thông tin từ website: http://nist.gov. Tôi đã tìm được khối lượng nguyên tử của các đồng vị của Oxi, nó có giá trị như sau: O16: M1 = 15,9949;----------O17: M2 = 16,9991;----------O18: M3 = 17,9992. Thay vào [COLOR=Blue] (*) [/COLOR]ta có: M(O) = (O16).M[/b][b](O16)[/b][b]+(O17).Mb[/b]+(O18).[/b][b]M(O18)[/b] ------[b]= 99,757.15,9949+0,038%.16,9991+0,205%.17,9992 = 15,9994 Hi vọng làm hài lòng người hỏi! Ok?

Cám ơn ngài Bean vì đã nhiệt tình giúp nhé.

đúng là đề thi hsg hay đánh đố hs có khác, cái này lên lớp 12 bạn sẽ được học về độ hụt khối trong môn Lý(nguyên nhân của việc M bé hơn tính toán) Nói 1 cách dễ hiểu(với lớp 12 thôi :D) thì độ hụt khối là phần năng lượng dùng để “kéo” các e lại gần nhân, tạo thành 1 nguyên tử, vậy nên baoh khối lượng nguyên tử cũng bé hơn M, bạn có thể ra hiệu sách mua sgk vâtk lý 12 Nâng cao về, có nói qua đấy. Mình đính chính lại CT của Bác Bean nhé : độ hụt khối (gọi là denta m)= M-[Z.mp + (A-Z).mn + Z.me] A : số khối Z : số hiệu nguyên tử mp : khối lượng proton =1,007276u mn : khối lượng notron =1,008665u me : khối lượng electron =5,4858.10^-4u đơn vị thì thôi nhé, vì tất cả đều tính theo u(hay còn gọi la dvC)