Thực sự mình không hiểu lắm cách tính “số hóa” các nguyên tử trong công thức phân tử của StuSant trích dẫn, nên chỉ có vài lời góp ý sau:
Bronsted concept, right?
Hydro có 1 proton (+) và electron (-). Còn neutron thì không tính.
Hydro mất electron thành (H+) ==> không bền vững ==> hoạt hóa mạnh ==> Axit.
Vậy còn kiềm hay Base ( OH-) thì là gì ??? Định nghĩa nó như thế nào ?
Thực chất nếu đã đi sâu vấn đề, theo mình nên nghĩ như vầy:
Hydrogen trong các liên kết phân cực –> break bond mất electron (góp chung) –> H+. Đương nhiên Hydrogen có radius nhỏ, tác dụng của hạt nhân lên lớp vỏ electron lớn, nên loss 1 electron (tạo proton) sẽ làm cho điện tích hydrogen mất cân bằng, tăng tác dụng hiệu dụng của hạt nhân –> hoạt tính mạnh.
Tương tự, base OH- theo thuyết Bronsted.
Nhóm HO trong liên kết phân cực –> break bond được thêm electron (góp chung), electron này sẽ định vị nhiều trên Oxygen –> HO-
Đương nhiên ở trạng thái ion các phần tử có hoạt tính cao, khuynh hướng kết hợp để trung hòa điện tích, giảm năng lượng hệ thống.
Nhóm cho là C6H5NH2 ( Aniline ) == C6H7N nếu tính như bảng hệ thống tuần hoàn trên thì sẽ là ( +12-10+1-4 = -1 ) sẽ là acid yếu nhưng tại trong wikipedia là weak base. Vậy giải thích làm sao ???
Acid yếu và base yếu độc lập, không thể giải thích acid yếu là base phải mạnh. Cũng chẳng có concept nào khẳng định quan điểm này cả.
Chẳng hạn như aniline ở trên là một ví dụ:
Acid yếu do N-H bond kém phân cực (Bronsted concept). Base yếu do điện tử của Nitrogen tham gia vào conjugation system của vòng thơm (Lewis concept).
Nhóm hút C6H5COOH ( Benzenecarboxylic acid) = C7H6OO thì có giá trị là (+2) sẽ là Base Nhưng trong WikiPedia thì nó là acid. Cái này em cũng không hiểu luôn.
Tương tự, các acid base yếu thì hoạt tính tùy phản ứng, tùy trường hợp. Giống như các nhóm hiệu ứng điện tử vậy, vòng benzene khi +R khi -R. Chuyện bình thường.
Nhóm COOH trong trường hợp này bị chi phối +R của vòng thơm, nên liên kết O-H kém phân cực (so với CH3COOH) –> acid yếu (Bronsted concept).
Các Anh hay Chị chỉ dùm em ??? Ta có thể giải thích Acid và Base như thế nào. Có sách nào chuyên sâu về phần này thì chỉ cho em ạ. ( Tiếng Anh hay việt cũng được )
Acid-base là khái niệm kinh điển. Tùy vào từng trường hợp, ta sử dụng các thuyết đề nghị. Các khái niệm acid này mạnh hơn acid kia thì phải so trong tình huống cụ thể nào, base cũng vậy. “Mạnh” ở đây là hoạt tính, là tốc độ phản ứng.
Khi học thuyết HSAB người ta chỉ ra khái niệm tương thích. Có nghĩa là acid A1 “mạnh hơn” acid A2 trong trường hợp đối tác phản ứng là B1, nhưng khi đối tác phản ứng là B2 - khác hẳn tính chất điện tử so với B1, thì phải suy xét lại A1 hay A2 mạnh hơn.
:hutthuoc(