Cho em hỏi tí ạ: 1/ Vì sao Zeff của AO2p của C lại < 4 . Nếu > 4 như Li thì em có thể giải thích là do hiệu ứng chắn không hoàn toàn, còn đây lại < 4 . 2/ Vì sao năng lượng ion hóa của các kim loại chuyển tiếp lại hầu như không đổi nhưng tới nguyên tố cuối lại đột ngột tăng lên, vd trường hợp của Zn. Sau đó, năng lượng ion hóa lại giảm nhanh xuống rồi mới tăng lại ? 3/Tại sao 1 số nguyên tố chuyển tiếp như Nb, Ru, Rh lại có cấu hình e ở phân lớp d không bão hòa cũng không bán bão hòa nhưng lại không duy trì cấu hình s2 mà lại là s1. Em cám ơn nhiều ạ
1/Chú em dùng Slater tính là ra 2/Vì ở đây có sự xếp e vào phân lớp (n-1)d bên trong làm tăng hiệu ứng chắn với e bên ngoài,tuy nhiên phân lớp d khả năng chắn hạt nhân rất kém nên khi điện tích hạt nhân tăng thì Z hiệu dụng với e bên ngoài tăng không đột ngột->I không biến thiên một cách đột ngột Ở Zn có cấu hình 3d10 4s2 lớp ngoài cùng đã bão hòa nên khá bền,cộng thêm điện tích hạt nhân hiệu dụng lớn->I tăng vọt so với Cu Sau Zn e được xếp vào phân lớp bên ngoài,chú em giải thích như trường hợp Mg và Al 3/Đó là do sự biến thiên của điện tích hạt nhân theo AO d và AOs Với Nb,Ru,Rh AOd có năng lượng thấp hơn AOs nên bền hơn, do vậy ưu tiên xây dựng phân lớp d hơn phân lớp s
1/ Em không được học về Slater nên không dc dùng, anh có thể giải thích định tính dc không ạ ? Cám ơn anh nhiều .
Có anh chị nào vui lòng giúp em dc không ạ
phương pháp tính hệ số chắn Slater: Cấu trúc e của nguyên tử được chia thành từng nhóm: (1s) (2s2p) (3s3p) (3d) (4s4p) (4d) (4f) (5s5p)
Đối với e ở nhóm cao hơn (bên phải) coi như không chắn e ở nhóm thấp hơn
Đối với các e ở ns, np: Các e trong cùng 1 nhóm chắn nhau 0.35; riêng 2e ở 1s chắn nhau 0.3 Các e ở nhóm (n-1) chắn 0.85 Các e ở nhóm (n-2) hoặc thấp hơn chắn 1.0
Đối với các e ở nd hay nf:
Các e trong cùng nhóm chắn nhau 0.35
Các e ở nhóm bên trái chắn 1.0
VD: õi cấu hình s2 s2 p4
e ngoài cùng có Z’ là:
Z’ = 8-(2.0.85 + 5.0.35)
= 4.55