sao trạng thái của N+5 bền hơn vậy?
cho tui hỏi với :sao HNO3 có tính oxh H3PO4 không?
để em mạo muội giải thích giùm nha: 1/ nito ở chu kỳ nhỏ hơn so với photpho ,số oxi hóa +5 cũng rất là lớn, bởi vậy tính oxi hóa của N+5 phải lớn hơn của P+5( cái này cũng có thể xem như tương tự hiện tượng cực hóa của các ion kim loại) 2/ở HNO3 số phối trí của Nito chỉ là 3, trong khi của P trong H3PO4 là 4, về mặt này có thể H3PO4 có thể bền hơn HNO3. 3/Photpho còn những obitan d trống, nó có thể tạo xen phủ d-p với O( do P+5 nên ái lực electron cũng sẽ rất lớn) làm cho độ bội của photpho tăng lên dẫn đến H3PO4 có tính oxi hóa yếu hơn HNO3( H3PO4 chỉ thể hiện tính oxi hóa ở H+) Tất cả các yếu tố này thể hiện ở thế khử của PO43- và NO3- bạn cũng nên để ý là HNO3 phân ly rất mạnh trong nước còn H3PO4 là một axit đa chức, điều này cũng có thể giúp bạn liên tưởng đến độ khả năng oxi hóa của hai chất này. Có điều tui cũng chưa mường tượng rõ ràng về yếu tố này.
a`, có bổ sung thêm một chút nữa, yếu tố thứ nhất
1/ nito ở chu kỳ nhỏ hơn so với photpho ,số oxi hóa +5 cũng rất là lớn, bởi vậy tính oxi hóa của N+5 phải lớn hơn của P+5( cái này cũng có thể xem như tương tự hiện tượng cực hóa của các ion kim loại)
yếu tố này không đúng đối với các cation có phân lớp ngoài cùng là ns2np6nd10 ví dụ nhu Br+7, Iot+7. Cái này bạn muốn tìm hiểu thêm thì nên đọc cuốn Hóa Vô Cơ của thầy Hoàng Nhâm.Trong đó giải thích cũng rất rõ vấn đề này. Hình như là tập 2 đó( bộ này có 3 tập)
bạn chemkhtn có thể nói rõ hơn về Cl+7 và Br+7 được ko. Thông thường thì đối với số oxh cao nhất của các nguyên tố thuộc phân nhóm chính thì đi từ trên xuống dưới (CKI->CKVI), số oxh kém bền dần. Chỉ có HNO3 và H3PO4 là ngoại lệ, như vậy ý bạn nói là Cl+7 và Br+7 tuân theo quy luật trên phải ko? Như vậy thì HClO4 và H5IO6 thì chất nào oxh mạnh hơn (còn hợp chất Br+7 hình như ko tồn tại)
bạn chemkhtn có thể nói rõ hơn về Cl+7 và Br+7 được ko. Thông thường thì đối với số oxh cao nhất của các nguyên tố thuộc phân nhóm chính thì đi từ trên xuống dưới (CKI->CKVI), số oxh kém bền dần. Chỉ có HNO3 và H3PO4 là ngoại lệ, như vậy ý bạn nói là Cl+7 và Br+7 tuân theo quy luật trên phải ko? Như vậy thì HClO4 và H5IO6 thì chất nào oxh mạnh hơn (còn hợp chất Br+7 hình như ko tồn tại)
Thực sự thì đây là vấn đề rất đau đầu. Tui học vô cơ 1, vô cơ 2 cũng ngán mấy cái loại này lắm.Đi từ trên xuống dưới số oxi hóa cao nhất của các nguyên tố thuộc phân nhóm chính kém bền dần.Theo tui biết được trước đây thì điều này chỉ xảy ra rõ rệt ở vùng chuyển giữa nguyên tố chưa có phân lớp d và nguyên tố có phân lớp d đã được điền đầy.Sẵn đây lấy Cl và Br làm ví dụ luôn. Cl+7 có cấu hình là Ne còn Br+7 sẽ là [Ne]3s23p63d10. Người ta giải thích tính oxi hóa của Br+7 lớn hơn của Cl+7 là do sự khác nhau về cấu hình e của chúng. Phân lớp ngoài cùng của Cl+7 là 2s22p6.Cấu hình này có gây ra hiệu ứng chắn mạnh hơn so với cấu hình 3s23p63d10 của Br+7 do đó điện tích hiệu dụng của Br+7 sẽ lớn hơn Cl+7.Điều này dẫn đến Br+7 sẽ hút electron mạnh hơn => nó có ái lực electron hay tính oxi hóa mạnh hơn.Ở đây chỉ giải thích tính oxi hóa của nguyên tử trung tâm, hay độ bền của trạng thái oxi hóa ở trạng thái ion riêng biệt ( nếu tồn tại được).Còn tính oxi hóa của một hợp chất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa chẳng hạn như độ bền phân tử, năng lượng Hydrat hóa… Bạn thấy đấy HClO4 và H5IO6 là hai chất có công thức phân tử khác nhau do đó việc so sánh tính oxi hóa của chúng phải là sự kết hợp của nhiều yếu tố.Giả dụ như bắt tui so sánh tính oxi hóa của HIO4 và HClO4 thì tui và bạn cũng sẽ trả lời được câu hỏi một cách dễ dàng chứ nếu so sánh hai hợp chất trên thì tui ko dám khẳng định 100%.Tại vì như tui nói ở phần trả lời trước H5IO6( I có phối trí 6) có thể sẽ bền hơn HClO4.Mà bền hơn nhiều khi khó thể hiện tính oxi hóa mặc dù I+7 có tính oxi hóa mạnh hơn Cl+7.Bởi vậy để giải thích đúng chỉ có một cách là phải dựa vào thực nghiệm thôi.Bạn chắc có học qua thầy Hưng rồi, tui thích một câu nói của thầy là : nhà hóa học là một người nói dóc có lý.Hơi quá một chút.Có điều tui thấy cũng đúng đúng. Hóa học cũng chỉ dựa trên thực nghiệm thôi.Ý kiến của tui là vậy. Có gì nhờ dỏemon và mọi người chỉnh sữa giùm.
doremon cũng nghĩ như chemkhtn về vụ giải thích tính oxh của mấy hợp chất này, nhưng nếu giải thích về Br+7 và Cl+7, hay 1 ví dụ khác là S+6 (H2SO4) và Se+6 (H2SeO4), doremon thích dựa vào hiện tượng co d và co f của các nguyên tố thuộc chu kì IV và chu kì VI hơn, do đi từ CK III xuống CK IV xuất hiện phân lớp d cũng như đi từ CK V xuống CK VI xuất hiện phân lớp f nên điện tích hạt nhân sẽ tăng đột ngột, vì vậy khả năng nhận e của các nguyên tố thuộc CK IV và CK VI sẽ cao hơn so với CK III và CK VI tức là tính oxh của chúng cao hơn (thực ra 2 cách giải thích này là 1). Còn đi từ CK IV đến CK V, lúc này hiện tượng co d đã ko còn mạnh nữa trong khi chứa có co f nên tính oxh của nguyên tố CK V có tính oxh ko mạnh hơn bao nhiêu so với CK IV, đôi khi còn nhỏ hơn vì bán kính tăng lên, hạt nhân khó kéo e về phía mình. Cái này chắc phải dựa vào thưc nghiệm rồi tùy cơ ứng biến để giải thích.(Những điều trên chỉ áp dụng cho phân nhóm chính)
Các anh chị ơi, làm ơn cho em hỏi: dd FeS và dd MnCl có màu gì a??
dung dich FeS có màu xanh lơ, mùi khó chịu Dung dịch MnCl2 thì khong màu
:chabit ( hầu hết các hợp chất của Mn+2 đều không màu cả, nếu có màu thìấy làm màu cùa anion hay phối tử thui.
ai biết ? giúp minh nói rõ về tính oxi hóa cua ion NO3- trong môi trường baz nha (có kèm theo phương trình phản ứng minh họa nữa nha ). thank !
Cái này hình như chưa gặp Nitrate thể hiện tính oxy hóa trong môi base, họa chăng có mà Yugi chưa có dịp ngiá, Pà con nào gặp viết lại anh em cùng tham khảo
Blueriver không tự thiết lập được bán phản ứng và tính toán ra được thế khử tiêu chuẩn của NO3- với các dạng khác trong môi trường baz à? Cái này học hóa phân tích 1 đó, cả hóa vô cơ cũng nói đến nhiều nữa, thử làm xem.
Theo doremon biết thì trong môi trường kiềm, NO3- thể hiện tính oxh khá yếu, nó chỉ thể hiện tính oxh khi tác dụng với những chất khử mạnh. Ví dụ: khi cho tác dụng với Al hoặc Zn trong môi trường kiềm, NO3- sẽ bị khử xuống NH3 ( mặc dù hiện nay người ta vẫn chưa rõ cơ chế oxh của NO3- trong môi trường kiềm)
Cụ thể, ta có thế chuẩn của NO3-/NH4+ trong môi trường axit là Eo=0,87 NO3- + 10H+ + 8e = NH4+ + 3H2O ==> trong môi trường kiềm ph=14, [H+]=10^-14 E= Eo + 0,059/8 log [H+] = -0,1625
Qua giá trị E tính được ở trên ta thấy, NO3- sẽ oxh được Al hoặc Zn,… Ví dụ: 8Al + 5OH- + 3NO3- + 18H2O = 8[Al(OH)4]- + 3NH3
không phai la blue không tính được chỉ là do bây giờ về nhà nghỉ hè blue không mang theo tài liệu nên không thể tìm được số liệu về thế.nhưng dù sao cũng cảm ơn thầy đã góp ý ,lần sau blue se không hoi tùy tiện như thế nữa.Nhưng mà sao dạo nay blue không thấy thầy post bài nên vậy???
Hừ, lại viết sai chính tả nữa. minhtruc đang định soạn lời giải sẵn các bài tập phân tích định tính và phân tích định lượng rồi post lên cho các bạn, nhưng khổ nỗi bản viết tay thì xong rồi nhưng chưa đánh máy được. Hy vọng làm như vậy sẽ giúp các bạn có thể tự học được ở nhà, lên lớp nghe các Thầy cô giảng dễ hiểu hơn. Có ai “hép” mình đánh máy không?
Thầy Ca đic lấy máy ảnh số chụp rồi đưa lên máy tính, lưu dưới đuôi.jpg là OK, ko phải đánh máy cho mệt :hocbong (
Các anh chị nào còn nhớ cơ chế gây thủng tần ozon của CF2Cl2 chỉ em với :welcome (. Với lại cho em biết tại sao một nguyên tử Clo có thể phân hủy hàng chục ngàn nguyên tử Ozon mà không nhiều hơn hay ít hơn
Các anh chị giải thích giùm em phản ứng sau F2+KNO3---->FNO3+KF F2+KClO4---->FClO4+KF Đồng thời có thể cung cấp cho em một số phản ứng với F2 của một số chất không
Cho em hỏi từ độ âm điện ta có thể tính được % ion của chất được không? :dracula (
Từ quá trình phân hủy quang hóa, CFC, HCFC sẽ tạo thành các chất sau: - HCl - HBr - ClONO2 - BrONO2 và cả N2O5 nữa
Đại khái tổng quát là vậy