Sự kết dính của sợi tự nhiên - nhựa

Chúng ta đều biết rằng các sợi tự nhiên gốc cellulose có thể đem lại cho vật liệu composite tính bền dai cao, cho tỷ lệ khối lượng riêng như ý và khả năng phân hủy sinh học. Hơn nữa sợi cellulose dễ kiếm từ các nguồn thực vật với giá thành rẻ. Thế nhưng chúng ta có một khó khăn trong việc triển khai sử dụng rộng rãi nguồn tài nguyên có thể tái sinh này. Đó là sự kém bám dính của sợi tự nhiên trong hầu hết các nền polymer. Bản chất ưa nước của sợi tự nhiên gây tác động ngược đến sự bám dính của sợi trong nền polymer kỵ nước dẫn đến độ bền vật liệu composite kém. Để hiểu rõ hơn điều trên, tôi xin mạo muội trình bày một bài viết tổng quan về những vấn đề cụ thể cần phải khắc phục khi sử dụng sợi tự nhiên thông qua các tính chất riêng của sợi tự nhiên và phương pháp xử lý những hạn chế.

Phần 1- Các tính chất của sợi tự nhiên

Tùy theo nguồn gốc xuất xứ, sợi cenllulose tự nhiên được nhóm thành:

  • sợi lấy từ vỏ thân cây (bast) : sợi đay (jute), sợi lanh (flax), sợi dâm bụt ( kenaf), sợi mesta.

  • sợi lấy từ lá: sợi dứa (pineapple), sợi sisal, sợi lá cây thùa (henequen), sợi dứa dại (screw pine)

  • Sợi từ bông -hạt : sợi sơ dừa (coir), sợi bông (cotton), sợi từ hạt cọ dầu (oil palm).

Cellulose là thành phần polymer chính của sợi tự nhiên. Đơn vị lặp lại của cellulose là anhydro-D-glucose chứa 03 nhóm hydroxyl –OH. Các nhóm hydroxyl này hình thành các liên kết hydro nội phân tử và ngoại phân tử (hình 1). Do đó , tất cả các sợi cellulose tự nhiên đều mang bản chất ưa nước cao.

Hình 1: Liên kết hydro nội phân tử và liên phân tử trong mạch cellulose

Không như các sợi truyền thống có một phạm vi tính chất xác định như sợi thủy tinh, sợi aramid, sợi carbon, các sợi cellulose tự nhiên có tính chất thay đổi không xác định thấy rõ. Trong sợi tự nhiên, ngoài thành phần chính cellulose, sợi còn chứa các hợp chất thiên nhiên khác như lignin,sáp.Các sợi hình thành từ các vi sợi đơn. Các vi sợi đơn gắn kết nhau nhờ lignin. Tình chất vật lý của sợi như hàm lượng cellulose, độ trùng hợp, sự định hướng mạch polymer, và khả năng kết tinh bị ảnh hưởng cơ bản bời cấu trúc hóa học. Các tính chất này thay đổi theo các điều kiện trong suốt quá trình sinh trưởng của thực vật. Ngoài ra, tính chất hóa lý của sợi tự nhiên cũng bị tác động thay đổi bởi phương pháp trích xuất, hay nói cách khác là phụ thuộc vào cách lấy sợi ra từ cây, trái, bông, chất lượng câytrồng, điều kiện thỗ nhưỡng.

Thành phần hóa học, kích thước sợi tự nhiên

Sợi nhân tạo hình thành theo nhả tơ của nhện có cấu trúc hình ống trụ với đường kính tương đối đều đặn cũng như diện tích bề mặt riêng. Sợi cellulose tự nhiên thì không được như vậy. Nó có nhiều khuyết tật như những khúc gấp trên bề mặt sợi và ở những điểm nối kết. Khuyết tật có từ sự xoắn bện các bó mạch cellulose. Một thông số quan trọng của kết cấu hình học là tỷ số kích thước (chiều dài/ đường kính) là một yếu tố có ảnh hưởng đến vật liệu composite. Yếu tố này bị thay đổi mạnh do sự chà xát trong suốt quá trình gia công chế biến sợi (đùn, phun).

Sợi tự nhiên khi ngâm trong môi trường lỏng có tính phân cực như nước, dimethylforamide, dimethylsulfoxyde,tetrahydrofuran, pyridine thì sẽ bị trương nở. Các nhóm hydroxyl trong mạch cellulose của sợi đang trương nở vẫn còn có thể sử dụng tiếp cho phản ứng hóa học khác nhưng các phân tử dung môi phân cực thì bị bẫy giữ lại bên trong cấu trúc cellulose. Ngược lại, các môi trường không phân cực như benzene, toluene, xăng thì buốc các nhóm hydroxyl trở đầu quay vào bên trong cấu trúc của mạch cellulose. Các phân tử dung môi không phân cực này có khả năng thay thế dần dần phân tử dung môi phân cực đang bị bẫy giữ lại bên trong bó sợi celluso chuyển môi trường từ phân cựcsang thấp phân cực hơn. Nhờ vậy , nó tạo và duy trì được một mội trường không phân cực bên trong sợi cellulose đang trương nở.

Bảng: Thành phần hóa học, kích thước sợi tự nhiên

Khả năng kết tinh của cellulose

Các vật liệu cellulose có các vùng vô định hình và vùng kết tinh, đồng thời có mức độ tổ chức cao. Tỷ lệ vùng kết tinh với vùng vô định hình tùy thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của vật liệu. Vật liệu cellusoe có nguồn gốc từ vi khuẩn có mức độ tổ chức cao nhất và được xem là chuẩn tham khảo. Sợi bông, đay và cây gai có mức độ kết tinh cao nhất (65-70%) nhưng sự kết tinh của cellulose chỉ ở mức 35-40%. Sự loại trừ dần dần các phần ít trật tự bởi sự hoà tan trong dung môi hay tấn công của vi khuẩn sẽ làm các cellulose trong vi sợi gia tăng sự trật tự sắp xếp dẫn đến kết tinh cao gần 100%. Sự kết tinh của cellulose một phần là nhờ các liên kết hydro giữa các mạch cellulose.

Tính ưa nước của cellulose

Do cấu trúc hóa học của cellulso, nhiều nhóm hydroxyl có thể tạo tương tác với nước thông qua việc tạo liên kết hydro. Trong khi sợ thủy tinh chỉ có hiện tượng hấp thụ nước trên bề mặt thì sợi cellulose tương tác với nước không chỉ trên bề mặt mà còn cả bên trong bó sợi. Lượng phân tử nước bị hấp thụ phụ thuộc và cân bằng theo độ ẩm tương đối của không khí. Đường cong đẳng nhiệt hấp thụ của vật liệu cellulose ( lượng nước hấp thụ theo áp suất riêng phần của nước) phụ thuộc theo:

  • Độ tinh khiết của sợi cellulose. Ví dụ sợi sisal chưa rửa kiềm có mức độ hấp thụ nước ít gấp hai lần so với sợi sisal sau rửa kiềm.Lý do sợi sisal chưa rửa kiềm có thành phần pectic.
  • Mức độ kết tinh: tất cả các nhóm hydroxyl trong pha vô định hình là đều tương tác với nước trong khi chỉ vài số ít các nhóm hydroxyl –OH trong vùng kết tinh có tương tác với nước.

Phân lập sợi tự nhiên

Sợi cellulose thường có các chất hữu cơ khác nằm trong sợi như pectic, tannin, hemicellulose và lignin. Những chất này cần được tách ra khỏi sợi. Việc phân lập sử dụng các phương pháp như phơi ủ, đánh tơi, rửa kiềm để loại pectic, lignin, hemicellulose và xông hơi nước. Quá trình phân lập nói trên giúp loại giải các thành phần không mong muốn có trong sợi cellulose tự nhiên nhưng cũng làm giảm đi tính cơ lý của sợi.

(còn tiếp)

Phần 2- Biến tính sợi cellulso tự nhiên

Liên pha Sợi – Nền nhựa

Nhược điểm chính của sợi cellulose là bản chất phân cực cao làm chúng không tương thích với các polymer không phân cực. Ngoài ra, sự dễ hút ẩm làm cho họ sợi này khó dùng cho các vật liệu composite sử dụng ngoài trời. Hiện tại, có một số loại polymer làm nền cho vật liệu composite sợi tự nhiên:

- Nhựa nhiệt rắn: polyester không no, vinylester, phenolformaldehyde, melamine formaldehyde, ureaformaldehyde, epoxy.

- Nhựa nhiệt dẻo: polyethylene, polystyrene, polypropylene.

Các nhựa này có ái lực gắn kết với sợi khác nhau theo cấu trúc hóa học của chúng. Ái lực này liên quan đến tính kết dính của nhựa với sợi. Ái lực của nhựa phụ thuộc vào sự tương đồng tính phân cực của nhựa với tính phân cực của sợi cellulose. Độ phân cực của các nhựa nói trên được xếp như sau:

Phenolformaldehyde, melamine formaldehyde, ureaformaldehyde, epoxy >vinylester> polyester không no > polyethylene, polystyrene, polypropylene

Sự truyền ứng suất ở liên diện giữa hai pha sợi-nền nhựa được xác định bởi mức độ kết dính. Sự kết dính mạnh nhựa- sợi ở liên diện là cần thiết để truyền hiệu quả ứng suất và phân bố tải tác động lên hệ thông qua liên diện. Do đó, để có một cơ tính tốt của vật liệu composite này, sự cải thiện và kiểm soát tính kết dính ở liên diện trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nghiên cứu ứng dụng sợi cellulose. Theo hướng này, bề mặt sợi sẽ được bọc phủ một màng chất liệu có tính tương thích với nhựa nền. Màng chất liệu chứa các tác chất gắn kết đóng vai trò như một cầu nối hóa học trung gian giữa nhựa nền và sợi. Việc biến tính cho sợi có thể thực hiện bằng phương pháp vật lý hoặc hóa học.

Các phương pháp biến tính bề mặt sợi

Biến tính vật lý

Các phương pháp vật lý liên quan đến sự tạo vi sợi trên bề mặt, tích điện (thổi lửa corona, plasma nguội),… Plasma nguội, phúng xạ tĩnh điện, thổi lửa corona giúp cải thiện các tính chất về độ chức, giảm sức căng bề mặt của sợi tự nhiên. Xử lý plasma nguội tạo ra sự hình thành gốc tự do,cấy chức hóa học, tẩy, trùng hợp, và kết tinh trên bề mặt sợi. Trong khi đó, phúng xạ tĩnh điện chủ yếu tăng sự gồ ghề trên bề mặt sợi. Thổi lửa corona liến quan đến sự hoạt hóa oxi hóa bề mặt sợi.

Biến tính hóa học

Xử lý kiềm làm trương và tạo phản ứng thế trên sợi

Phương pháp Mercer là phương pháp cổ điển biến tính sợi cellulose, trong đó có sử dụng bước ngâm xút. Hiệu quả của nó phụ thuộc vào loại, nồng độ dung dịch, thời gian, và nhiệt độ xử lý. Kèm theo việc tẩm sợi bằng chất làm trương có tính kiềm mạnh là phản ứng với các chất hóa học khác, các nhóm hydroxyl trong phân tử cellulose có thể được thay thế. Sự thay thế nhóm chức hydroxyl cho sợi có mức độ kết tinh giảm. Kết quả xử lý kiềm là tăng độ nhám bề mặt sợi giúp tăng độ bám dính cơ học theo kiểu interlocking. Đồng thời, xử lý kiềm loại bỏ các lignin, sáp bám quanh sợi cellulose giúp lộ ra các nhóm chức hoạt động của mạch cellulose tren vi sợi. Các phản ứng thay thế nhóm chức được biết đến như phản ứng acetylate hóa (hình 2), diazo hoá,cyanoethylate hoá, dinitrophenylate hoá, benzoyl hóa…

Hình 2: Kiềm hóa và acetylate hóa bề mặt sợi cellulose

Tẩm sợi

Một cách khác để tạo sự tương tác tốt hơn giữa nhựa - sợi là tẩm sợi bằng một lớp monomer của polymer đầu tiên có tính tương thích với nền nhựa. Sợi được tẩm bằng một monomer lỏng sau đó chúng được đem đi trùng hợp tại chổ bằng xúc tác, nhiệt độ hay chiếu xạ.

Biến tính liên diện bằng phương pháp hóa học

  • Xử lý bằng các hợp chất tăng liên diện:

Mục đích chính của biến tính hóa học là nhằm làm giảm tính phân cực trên bề mặt sợi cellulose. Độ phân cực thấp trên bề mặt sợi giúp sợi phân tán và tương thích tốt trong nền nhựa có độ phân cực thấp. Quá trình hóa học này cũng tạo ra một màng phủ kỵ nước trên bề mặt sợi. Màng phủ này được tạo thành từ chất ghép nối hay còn gọi là chất tăng liên diện (coupling agent). Chất tăng liên diện có hai chức năng trong quá trình này.

a- phản ứng với nhóm hydroxyl –OH của cellulose

b- phản ứng với các nhóm chức khác trong nhựa nền

Các chất tăng liên diện thông dụng hiện nay là các hợp chất silane, isocyanate, tianate. Quá trình hình thành các liên kết đồng hóa trị giữa cellulose – isocyanate, liên kết yếu giữa nhựa nhiệt dẻo và isocynate giúp cải thiện tính chất cơ lý của vật liệu composite nền nhựa nhiệt dẻo được gia cường bằng sợi cellulose thiên nhiên.

Xử lý sợi bằng hơp chất silane hữu cơ và cách sợi biến tính bằng silane tạo liên kết với nền nhựa có thể được mô tả theo hình 3.

[LEFT]Ghép:[/LEFT]

  • Trùng hợp ghép: Tạo gốc tự do trên bề mặt sợi cellulose bằng phản ứng với ion được chọn lựa. Các gốc tự do được xử lý tiếp trong một dung dịch thích hợp mang tính tương thíc với nền polymer. Trùng hợp ghép thường dung vinyl monomer, acrylonitrile, methylmethacrylate,…

  • Xử lý với các hợp chất có mang nhóm chức methanol –CH2OH để tạo lien kết đồng hóa trị bền với sợi. Thường người ta dùng các dimmer,trimer của phenol-formaldehyde hoặc polyesteramidepolyol.

  • Xử lý với các polymer gốc isocynate như: poly(methylene)(polyphenylisocyante), hoặc PMPPI, hexamethylene diisocynate,…

  • Sử dụng chất tăng liên diện dẫn xuất từ triazine

Tài liệu tham khảo 1- Bledzki, A.K. and Gassan, J., Prog. Polym. Sci., 24, 221, 1999.

2- Focher, B., Marzetti, A., and Crescenzi, V., Steam Explosion Techniques: Fundamentals and Applications, Gordon and Breach, Philadelphia, 1988.

3-Tanahasai, M., Wood Res., 77, 49, 1990.

4-Proceedings of the 207th ACS National Meeting, Cellulose, Paper and Textile Division, Mar. 13–17, 1994, San Diego: Glasser, W.G. and Wright, R.S. (paper 68), Kessler, R.W., Groth, B., and Tubach, M. (paper 69), Vignon, M.R. and Garcia- Jaldon, C. (paper 70), Kaar, W.K., Gutierrez, C.V. and Kinoshita, C.M. (paper 71), Fischer, K., Schmidt, I., and Kessler, R. (paper 72), Lomax, T.D., Mackie, K.L., and Smith, D.R. (paper 80)

5-Gauthier, R., Joly, C., Coupas, A.C., Gauthier, H., and Escoubes, M., Polym. Compos., 19, 287, 1998.

6- Reichelt, L. and Poller, S., Acta Polym., 3, 172, 1981.

7-Raj, R.G., Kokta, B.V., and Daneault, C., Makromol. Chem. Macromol. Symp., 28, 187, 1989.

8-Mittal, K.C., Silanes and other Coupling Agents, VSPBV, Netherlands, 1992.

9-Kokta, B.V., Maldas, D., Daneault, C., and Beland, P., J. Vinyl Technol., 12, 146, 1990.

10-Kondo, T., J. Polym. Sci., Polym. Phys. Ed., 32, 1229, 1994.

11- Nair, K.C.M. and Thomas, S., J. Appl. Polym. Sci., 60, 1483, 1996.

12- George, J., Prabhakaran, N., Bhagawan, S.S., and Thomas, S., J. Appl. Polym. Sci.,57, 871, 1995.

13-Joseph, K., Varghese, S., Kalaprasad, G., Thomas, S., Prasannakumari, L., Koshy,P., and Pavithran, C., Eur. Polym. J., 32, 1243, 1996.

14- Joseph, P.V., Mathew, G., Joseph, K., Thomas, S., and Pradeep, P., J. Appl. Polym. Sci., 88, 602, 2003.

15-Belgacem, M.N., Bataille, P., and Sapieha, S., J. Appl. Polym. Sci., 53, 379, 1994.

16-Wakida, T. and Tokino, S., Ind. J. Fiber Text. Res., 21, 69, 1996.

17- Dong, S. and Sapieha, S., J. Appl. Polym. Sci., 37, 1154, 1991.

18- Bataille, P., Belgacem, N., and Sapieha, S., SPE ANTEC, 39, 325, 1993.

Bác ơi cho cháu hỏi là nguồn gốc và tính chất của sợi polieste với cả cotton với ạ >"<

bác Teppi cho e hỏi, e dang làm 1 đề tài về nghiên cứu sơi bông gòn, không biết bác Teppi có tài liệu nào liên quan về sơi này hay không (thành phần hóa, các nhóm chức trên bề mặt sợi, cũng như phương pháp biến tính). Nếu có cho e xin để tham khảo. :d

Chào bạn kasumat88,

Cho tôi hỏi bạn một câu trước cái đã. Bạn hiện đang là sinh viên hay học sinh vậy? Tôi cần biết để hổ trợ thông tin cho bạn đúng tầm đúng mức hơn.

Nếu là sinh viên thì tôi cần bạn làm rõ thêm là bạn tên là gì, sinh viên năm mấy của trường nào, hiện đang làm đề tài với tên đề tài cụ thể là gì.

Còn sợi bông gòn là ý bạn nói lấy từ trái cây gòn hay là sợi cây bông vải ?

Thân,

Teppi

Em đang là sinh viên năm 4 của trường ĐH Bách Khoa tpHCM, học khoa CN Vật Liệu, đang làm đồ án nghiên cứu về sợi bông gòn từ cây bông gòn, không phải sợi bông từ cây bông vải. Em cũg đã tìm kiếm tài liệu nhưng tài liệu tiếng Việt thì thấy ít quá, còn tài liệu tiếng Anh thì kiếm không ra, e vẫn đang trong bước thu thập thông tin để tìm hiều kỹ hơn về loại sợi này…nếu bác teppi có tài liệu nào liên wan thì cho e xin để tham khảo…(e chỉ đọc đc tliệu tiếng Anh thôi,mấy thứ tiếng khác không biết :D) mong bác giúp đỡ

Àh wên,em tên Lưu Hoàng Long :d

huhuhu các bác ơi…có bác nào có tài liệu về xơ sợi dứa thì cho em nha. huhuhu em đang làm môn vật liệu dệt may mà kiếm mãi không có ji mới hic hic các bác giúp em với em cảm ơn rất nhìu…^^