Photocatalyst

Em dùng TiO2 luôn hả??? Em nên tìm các phương pháp nhúng dd đầu của TiO2 ví dụ như Ti(OR)4 lên bề mặt, sau đó sử lý nhiệt để có TiO2 trên bề mặt chất nền của em. Em nên hỏi thầy cô hướng dẫn của em rõ hơn về hướng tiếp cận đề tài. Chúc em gặp nhiều thuận lợi

Em thì nghĩ là chỉ cần dùng dung dịch bão hòa TiO2 tan trong nước,độ tinh khiết 99,9%.Nghĩ vậy nên làm thử xem sao. Quá trình xử lý nhiệt thì em cũng có tham khảo rồi nhưng không tin chắc lắm về độ bám của TiO2 trên bề mặt Silicagen nên em muốn tạo 1 lớp keo trên bề mặt silicagen để tăng khả năng bám dính của TiO2. Em lại thắc mắc về sự ảnh hưởng của lớp keo này đến tính chất của xúc tác, ngay thầy cô hướng dẫn của em cũng không rõ lắm về vấn đề này vì cũng chưa có ai làm qua thực nghiệm này.Anh có ý kiến gì hay thì chỉ giáo cho em với. Merci beaucoup.

Anh thấy cách này không khả thi cho lắm. Anh cũng chưa nghĩ ra idée gì về lớp keo mà em nói cả. Hiện nay người ta sử dụng rộng rãi nhất pp sol-gel để điều chế TiO2 supporté, em nên tìm cách dùng sol gel đi. Diều chế TiO2 từ Ti(OC4H9)4 và CH3CH2OH làm dung môi. Sơ đồ là

Có gì trao đổi thêm nhé

Anh Nguyên cho em hỏi về chỉ tiêu BOD,COD trong nước thải nhé.Anh co thể cho em một vài tài liệu tham khảo về vấn dề này không? Khi anh làm thí nghiệm về xúc tác quang hóa thì để có số liệu xác định cường độ Uv trong ánh sáng mặt trời thì mình lấy số liệu ở đâu vậy anh?Ở VN mình không biết có không vậy? Giải đáp giúp em nhé.Cảm ơn anh nhiều.

BOD, COD thì cũng đầy trên net, hoặc có thể có ở wikipedia nữa. Về vấn đề xúc tác quang hóa, có lẽ nhờ aqhl trả lời giúp em. Anh không làm test xúc tác quang hóa nên cũng không rành nữa. Mong aqhl trả lời giúp hieutrungphan nhé

COD (mg/l) (chemical Oxygen Demand) :Nhu cầu oxy hoá học:là số mg oxi cần dùng để phân huỷ toàn bộ chất bẩn hoà tan có trong 1 lít nước thải bằng phản ứng hoá học. COD càng cao nước thải ị ô nhiễm càng nặng. BOD (mg/l):Biological Oxygen Demand (nhu cầu oxi sinh học) là số mg oxi mà vi sinh vật cần dùng để oxi hoá các chất dễ phân huỷ có trong 1 lít nước thải bằng phản ứng sinh học. Có thể tham khảo thêm trong cuốn “kỹ thuật môi trường” của thầy Phước (DHBK TPHCM)

Em đang làm luận văn. Điều chế TiO2 mang trên SiO2. Phương pháp là thế này:

- Tetra ortho ethyl silicat (TOES) trộn với terta isopropyl titanat (TIPT) với etanol. Sau đó thủy phân bằng hỗn hợp Etanol+nước. Sol tạo thành được khuấy trong dung dịch ( 10% ciclohexamine-CEA- + decanol). Sau đó là già kết tủa ở 95 độ.

Cho em hỏi vai trò của CEA và decanol trong phương pháp này. Em muốn tìm hiểu một ít về phương pháp làm già chất rắn mà kô có tài liệu. CÓ thể giúp em được ko.

Già chất rắn thì có gì mà cần tài liệu hả em, nó cũng như kết khối thôi, nếu học môn của cô Nga thì biết về cái này rồi. Nguyên tắc chung của aging là dùng nhiệt để kết khối trong kiểm soát để bền hóa cấu trúc vật liệu thôi –> em không cần tìm tài liệu về cái ni làm chi cả. Còn 10% ciclohexamine-CEA- + decanol thì anh nghĩ đây là các chất để làm bền hóa hệ alkoxydes-H2O-etanol, cụ thể hơn là làm chậm lại quá trình thủy phân của alkoxyde tạo kết tủa(precipitaion). Đây cũng là bước rất quan trọng trong việc tạo nên tính chất của gel, điều khiển tốt quá trình này (chủ yếu là khuấy, nhiệt độ và hàm lượng) gần như là yếu tố quyết định trong quá trình điều chế. Thân!

Principles and Practice of Heterogeneous Catalysis (Paperback) http://www.amazon.com/Principles-Pr...ie=UTF8&s=books by John Meurig Thomas, W. John Thomas “Our objective in this chapter is to trace the emergence, application, study, and interpretation of heterogeneous catalysis…” Mấy đại ca ơi.em cần cuốn sách này nhưng down không được.Anh nào giúp em với

hi forum! Mình đang làm đồ án đề tài “tổng hợp nano TiO2 bằng phương pháp sol-gel từ thủy phân alkoxide Ti(C4H9O)4” Nhưng để có được Ti(C4H9O)4 mình đi từ phản ứng giữa TiCl4 và C4H9OH. Rắc rối ở đây là TiCl4 là chất rất dễ thủy phân khi tiếp xúc với không khí (mà ở ngoài bắc dạo này khá ẩm) tạo ra TiO2. mặt khác sản phẩm có được ngoài alkoxide còn có cả HCl (cài này có ảnh hưởng tới công đoạn tạo sol- vậy làm thể nào để loại bỏ) Mình cũng không tìm được tài liệu nào có đề cập đề điều chế alkoxide bằng cách này nên cũng không biết cách nào để xác định và tách riêng akoxide ra khỏi sau phản ứng nghe nói là cho thêm bazo vào có tác dụng thúc đẩy quá trình nhưng mình lại sợ ảnh hưởng tới quá trình tạo sol-gel sau này

Mong mọi người giúp mình trong vấn đề này nhá! Cám ơn nhiều lắm

To Hieutrungphan: anh pó tay vì đây là sách, thực chất không down được đâu, chỉ mong ai có, scan up lên thành ebook <– khó xảy ra vì sách thuộc dạng chuyên sâu <– không phải dạng public –> em nên tìm review. To sỉ_pvc: Điều chế Ti(C4H9O)4 thì nhất thiết phải hoàn toàn không có H2O, lúc trước mình làm thì phải dùng Ar (nặng hơn không khí) để đuổi hết không khí ẩm ra khỏi ống nghiệm mới tiến hành được, bạn không thể làm mà không trong môi trường hoàn toàn không có không khí ẩm được. HCl tạo ra thì bạn nên biết rõ bao nhiêu vì trong quá trình điều chế TiO2 từ sol-gel cũng phải sử dụng acid, nếu điều khiển tốt có thể bạn vẫn tạo được TiO2 ưng ý mà không cần loại HCl.

Anh Nguyên cho em hỏi: “khi làm về xúc tác TiO2/SiO2, theo một bài báo thì người ta ngâm SiO2 trong dung dịch huyền phù của TiO2 và sau đó nung ở 300 độ, khi làm thí nghiệm để kiểm tra hoạt tính xúc tác thi em thấy rằng SiO2 có sự trương nở thể tích rất lớn và tỏa nhiệt mạnh, đồng thời trong dòng nước chảy qua thì có rất nhiều TiO2 bị kéo theo.Như vậy có phải là do sự trương nở thể tích của SiO2 mà nó giải phóng các liên kết với TiO2 ko? Và TiO2 được giải phóng ra có tác dụng khử chất bẩn ko?” Anh có biết cuốn sách nào nói rõ về các tính chất lí học và hóa học của TiO2 ko vậy,anh chỉ giúp cho em với. Hiện tại em cần nghiên cứu kĩ về điều này để đưa vào báo cáo tốt nghiệp. Đối với các loại TiO2 được bán trên thị trường thì kích thước hạt hơi lớn. Em đã thử xử lý bằng cách chuyển nó về dạng muối axit và sau đó lây muối này nung ở 400 độ với hy vọng đuổi hết gốc SO2 để tạo TiO2 mịn hơn. Hiện tại em đã làm với H2SO4 98% nhưng khi nung xong thì nó kết tụ thành cục và không tan. Em đang rất bế tắc trong vấn đề này, anh co cao kiến gì chỉ giúp em với. Merci beaucoup!

Nghĩa là em test hoạt tính của em là cho nước bẩn chảy qua hệ xúc tác hả?nhiệt độ bao nhiêu, có xục thêm khí hay cho thêm chất gì vào không? Qua câu hỏi của em, anh hiểu là em muốn tạo dd huyền phù TiO2 từ TiO2 rắn ban đầu, em mua TiO2 về, hòa tan với acid, thành muối rồi nung trong không khí để tạo TiO2–> Anh không nghĩ cách này có thể tạo TiO2 mịn hơn. Nói thật là theo anh cách tiến hành em đang lam đều rất khó thực hiện. Trong bài báo em đọc, người ta tạo dd huyền phù của TiO2 bằng cách nào, nếu dùng TiO2 “mịn” hòa vào nước và khuấy chắc sẽ mệt lắm. Thật tình anh không có ý gì khả thi cho đề tài của em cả. Nếu em đi từ alkoxide titan thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều, chỉ cần điều khiển quá trình thủy phân là em sẽ có hoặc sol TiO2 hoặc huyền phù, chứ còn đi từ TiO2 thì anh không biết thế nào. EM muốn viết về biblio TiO2 thì dễ thôi mà, tìm google cũng nhiều lắm, hồi trước anh cũng làm một ít bằng tiếng P, nếu thích, anh send cho em. Chúc em làm tốt

Em hiểu ý anh nói,nhưng trong đề tài của em thì chỉ sử dụng dung môi là nước nên em cần TiO2 có độ mịn tốt để tăng cường quá trình bám trên bề mặt SiO2 chứ không làm theo cách thủy phân như anh nói. Bởi vậy em muốn tạo độ mịn tốt cho TiO2.Lần sau em sẽ dùng HNO3 dđ.Hi vọng sẽ được.Có thể trong bài báo em đọc người ta sử dụng TiO2 có chất lượng tốt, theo em biết thì loại TiO2 của hãng Merk thường được sử dụng. Theo anh thì khi TiO2 lọt vào mao quản SiO2 và bị thiêu kết ở 300 độ thì có tạo được liên kết bền vững không? (em sử dụng dm la nước ) Hiện tại em đang làm với chất mang là đá bọt và cho hiệu quả rất rõ nhưng cần phải kiểm chứng một vài tính chất. Nhưng em đang bí về cách giải thích vì có thể đá bọt hấp thụ chất bẩn chứ không phải là do phản ứng quang hóa. Nếu có thể thì anh gửi cho em bai biblio của anh nhé, em cũng học một vài năm tiếng Pháp nên chắc không có thể hiểu được đôi chút. Thanks a lot

Bạn hieutrungphan có thể lên polymer lab (P.65) gặp mình chép cuốn sách này !!! Mong bạn sau khi học được những kiến thức bổ ích trong cuốn này sẽ đóng góp những hiểu biết của mình nhiều hơn cho chemvn !!! Chúc bạn làm tốt đề tài !

Khi nào lên được thì nhá máy cho mình cái nhé ! Phan Đình Minh: 0955993955

link tham khảo:

Giá: 205,20$

Mình xin chân thành cảm ơn bluemonster rất nhiều. Nhưng mình không phải là người SG,mình học khoa công nghệ hóa dầu thuộc DH Đà Nẵng và hiện giờ mình đang ở ĐN nên không thể đến nơi của bạn đươc.

Việc xử lý nhiệt ở 300°C có tạo độ kết dính tốt không thì anh nghĩ là không, vấn đề kết dính TiO2 lên SiO2 có lẽ trong forum có nhiều người làm hơn, hy vọng mọi người có thể giúp đỡ em. EM chịu khó tìm thêm các bài báo liên quan xem nhé. Anh gửi kèm cho em file biblio về TiO2, thực tế cũng có nhiều trên forum rồi

Cảm ơn anh Nguyên nhiều, anh cho phép em trích một số hình vẻ trong biblio của anh để làm minh họa trong báo cáo của em nhé. Hiện giờ em đang rất cần các tài liệu Uv ,không biết bạn nào có thì giúp mình với.

mìh đang nghiên cứu về vật liệu nano "titanium dioxide"mà thiếu tài liệu quá có bạn naò hiểu về đặc điểm, tính chấ,t cấu trúc, ứng dụng của loại vật liệu này ko cho mình với

Bạn Quang tìm lại các bài thảo luận trong box vô cơ, có rất nhiều về TiO2. Chịu khó đọc lại nhé.