Phản ứng pericyclic !

Hix, em hỏi anh Nhân, ảnh bảo là

Ai bảo phản ứng đó không có cơ chế ??? Thuật ngữ cơ chế ở đây mấy đứa hiểu hẹp quá, cơ chế không nhất thiết phải có sự tiếp cận, tạo thành các trạng thái chuyển tiếp hay hợp chất trung gian… Thực ra chỉ cần có sự chuyển động của các obitan đến một khoảng cách thích hợp để xảy ra sự xen phủ tạo thành liên kết mới đã được cho là một cơ chế rồi Thế anh hỏi em, nếu phản ứng peri hóa không có cơ chế thì nó xảy ra theo kiểu nào ? Hóa lập thể của nó ra làm sao ?

:tuongquan

Phải nói zero vào topic này nói chuyện mới ổn !

Thế này nhé ! Cơ chế là gì ? do đâu có những cái cơ chế đó !? Hai câu hỏi lớn của các nhà hữu cơ cổ điển ! Và những cơ chế chỉ thực sự được chấp nhận khi các phương pháp phổ nghiệm chứng minh đựơc có sự hiện diện của các hợp chất trung gian theo đúng đường đi của cơ chế !

Nhưng trong hoá học hiện đại - Hoá mô hình (simulation and modelling chemistry), hầu như cơ chế được xác nhận chặt chẻ hơn qua việc mô hình hoá hệ thống bằng những orbital, và sự tương tác các orbital trong phản ứng. Từ đó có thể giải quyết được nhiều trường hợp những phản ứng chưa có cơ chế rõ ràng –> lý thuyết đôi khi đi trước thực nghiệm !

Khái niệm cơ chế phản ứng chỉ nên dùng trong hữu cơ cổ điển, vì nếu là hữu cơ hiện đại nói riêng và hóa học hiện đại nói chung, người ta chỉ gọi là cách thức tươg tác giữa các orbital trong hệ thống. Hai khái niệm này trùng lắp nhau trong gần như nhiều chủng loại phản ứng có cơ chế (theo hữu cơ cổ điển), nhưng hoàn toàn khác nhau đối với các chủng loại phản ứng như pericyclic.

Cần nói thêm về câu hỏi của zero với khanh: Nếu ai đã đọc những kiến thức về pericyclic mình viết ở trên, có để ý rằng: pericyclic reaction là một họ phản ứng mà trong đó có sự thay đổi các trạng thái liên kết một cách liên tục, phối hợp (concerted) với sự tổ chức lại electron.

Đánh giá lập thể của phản ứng pericyclic bằng sự tổ hợp phase của các orbital tham gia tương tác.

Đó là một vài kiến thức của mình !

Bài post trên mình có highlight từ concerted reaction, đây là một đặc trưng hết sức quan trọng của pericyclic, nó giúp giải quyết nhiều vấn đề ! Một ví dụ điển hình mình nhận ra được chính là giải quyết bài toán carbene, sự chọn lọc lập thể của singlet, đây là vấn đề hồi xưa mình thảo luận với Trong Binh ở ngay topic “Tổng quan carbene” của bé bim112 !

http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=766

Thế theo thuyết hiện đại các phản ứng đều không có cơ chế hả anh. Thế họ hỏi thì mình nói sao đây.

Câu này mình để ý chẳng đọc kĩ gì hết mà cứ nói bừa ! hix ! :chuiboi (

Nhắc lại: Phản ứng pericyclic là một phản ứng ko cơ chế ! Only pericyclic reaction (Chắc có lẽ còn, nhưng trong phạm vi thảo luận của topic thì như thế !)

Có mặt đây rồi nè cha nội. Cơ chế là gì ?. Theo March định nghĩa thì nó là:" A mechanism is the actual process by which a reaction takes place - which bonds are broken, in what order, how many steps are involved, the relative of each step and so on". Mặt khác, theo March 5th có ba loại cơ chế hữu cơ, và phản ứng Pericyclics là một trong ba loại đó. Tui trích nguyên văn đoạn đó cho ông xem nhá: “It would seem that all bonds must break in one of the two ways previously noted. But there is a third type of mechanism in which electrons (usually six, but sometimess some other number) move in a closed ring. There are no intermediates, ions, or free radicals, andd it is impossible to say whether the electrons are paired or unpaired. Reaction with this type of mechanism are called pericyclics” Như vậy cơ chế ở đây phải hiểu theo một khái niệm rộng hơn, không phải cứ có mặt các chất trung gian (tức phải tóm được nó bằng các phương pháp phân tích vật lý) mới được coi là phản ứng có cơ chế. Cơ chế theo quan niệm hiện đại bây giờ thì chỉ cần có sự chuyển động của obitan để dẫn đến sự tạo thành hay đứt gãy liên kết cũng đã coi là một cơ chế rồi. Định nghĩa này đúng cho bất kỳ phản ứng nào. Ông công nhận chưa Kết luận, phản ứng pericyclics có cơ chế. Hết

:batthan ( ok, tui công nhận rùi !!! hehehe ! Nếu khái niệm cơ chế mới đã côg nhận sự tương tác orbital và electron là cơ chế thì chả có gì bàn cải ! hihi !
:sacsua ( Tui cứ ngỡ khái niệm cơ chế chưa được cập nhật, nên cứ nghĩ vẫn chỉ dùng để mô tả process cổ điển thôi chứ ! Vì đọc sách pericyclic của Ian Fleming với cuốn Frontier molecular orbital … cũng đều vậy ! :ngo 1 (

Cuốn sách của March cũng chỉ là một cuốn sách cơ bản về organic chemistry chứ không phải chuyên sâu về pericyclic. Có lẽ ở đây các tác giả không đồng quan điểm Tuy nhiên theo ý kiến của mình thì mình vẫn tin tưởng cuốn sách pericyclic của Fleming hơn

thực ra chúng ta đang tranh cãi cái khái niệm của thuật ngữ thế nào là “cơ chế phản ứng” thôi! mà đụng đến quan niệm thì hầu hết mỗi người 1 cách nghĩ . Mà anh thấy các bác đi sau nhiều khi muốn đạp đổ các bác đi trước , cái này tiện đây đá sang 1 chút là việc chỉnh lý sách giáo khoa 11. Chứ thực ta thì cái bản chất nó không thay đổi. :nghimat ( Bản chất của Phản ứng Pericyclic đã trình bày rất rõ, hiiểu nôm na là sự sắp xếp lại các obitan trong phân tử. Vậy khi có người hỏi trình bày “cơ chế” hay "quá trình phản ứng " thì các bạn có thể thao thao bất tuyệt, không ai đi bắt bẽ đấy có phải là khái niệm có đủ gọi là "cơ chế "hay quá trình phản ứng. anh em cứ nắm cái lõi là được. riêng ý kiến cá nhân, anh vẫn nghĩ tiến trình phản ứng tạm hiểu là cơ chế phản ứng, còn kiếnthức cập nhật phần sau thì sẽ cố gắng tiếp thu, nhưng dạy học trò như thế dễ hiểu là ổn :quyet (

Ah, nói tới cuốn sách pericyclic mới nhớ là cuốn của mình có nhiều trang bị trùng, lại bị thiếu mấy trang nữa Cuốn của Bluemonster có tốt không, share lại cho anh với

Có vài trang à mà anh Tú, hình như các cuốn trên mạng tuy ở các trang download khác nhau chứ tòan chung một nguồn thì phải ! Sau khi đọc cuốn đó một lần, em đã có thêm nhiều kiến thức sẽ đóng góp tiếp (viết tiếp) cho các topic của em trước kia về chuyên đề pericyclic reaction !

Mấy anh em vào thảo luận khí thế nhé ! hehe !

cho em hỏi trong phản ứng alkene (R2-C=C-R2) đóng vai trò là chất thân hạch tấn công vào carbon của chất C4Cl2O3 đóng vai trò là chất thân điện tử đúng ko? mà em hỏi nếu giải thích bằng MO theory thì sau hả huynh? có phải alkene đóng vao trò là HOMO còn C4Cl2O3 đóng vai trò là LUMO? em muốn biết nó sẽ tấn công làm sau? phiền huynh vẽ hình dùm (theo MO theory nhe huynh ) than huynh BM giải dùm? thảo luận cho vui :cool ( đay là file hình vẽ. vẽ hơi xấu thông cảm

Hi đệ ! Phản ứng đệ hỏi thuộc họ pericyclic, nhánh photochemical reaction. Để hiểu rõ hơn đệ nên tham khảo thêm ở topic FMO theory của huynh. Ngoài ra, mô hình phản ứng rất đơn giản.

Phản ứng cộng [2,2] với xúc tác quang hóa: Đầu tiên ánh sáng sẽ kích hoạt 1 electron ở hệ pi thứ nhất từ HOMO lên LUMO, lúc này LUMO trở thành SOMO. Tương tác chính lúc này được xác định là giữa SOMO của hệ pi này với LUMO của hệ pi còn lại.

Phản ứng sẽ được tăng vận tốc khi hai MO này gần năng lượng hơn, do đó ta phải tìm cách hạ năng lượng của SOMO, bằng cách gắn các nhóm thế withdrawing-electron.

Thế nhé ! Thân !

chào huynh ! nếu vậy cho đệ hỏi vậy từ 1 cặp e ở LUMO của liên kết pi được ánh sáng cung cấp năng lượng sẽ lên mức năng lượng cao hơn là LUMO , lúc này LUMO đóng vai trò là SOMO phải ko huynh? vậy khi đó nó sẽ dùng điện tử lẻ đó tương tác với LUMO của hệ pi còn lại. còn cái vụ “Phản ứng sẽ được tăng vận tốc khi hai MO này gần năng lượng hơn” thì có phải là HOMO và LUMO ban đầu trước khi chiếu sáng phải gần nhau phải ko huynh để khi kích thích chỉ cần năng lượng nhỏ đặng từ HOMO nhảy lên LUMO phải ko huynh? vậy cho em hỏi cái hướng tương tác của nó ra sau? tại đọc thuyết MO của chem hình như ko nói cái vụ SOMO nên ko biết nó sẽ tương tác ra sau? định hướng như thế nào để tương tác dể với phân tử còn lại? thân

Hi napoleon9 !

đúng !

còn cái vụ “Phản ứng sẽ được tăng vận tốc khi hai MO này gần năng lượng hơn” thì có phải là HOMO và LUMO ban đầu trước khi chiếu sáng phải gần nhau phải ko huynh để khi kihcs thích chỉ cần năng lượng nhỏ đặng từ HOMO nhảy lên LUMO pahir ko huynh?

Luôn xét năng lượng hai MO tương tác ở transition state. hai MO này có năng lượng càng gần thì tương tác xen phủ càng thuận lợi (HSAB theory), do đó phản ứng càng tăng vận tốc.

vậy cho em hỏi cái hướng tương tác của nó ra sau? tại đọc thuyết MO của chem hình như ko nói cái vụ SOMO nên ko biết nó sẽ tương tác ra sau? định hướng như thế nào để tương tác dể với phân tử còn lại? thân

Hồi trước mình nhớ ko lầm đã viết vấn đề này, nhưng thay vì dùng từ SOMO, mình dùng HOMO, đều chính xác cả, SOMO cụ thể hơn thôi. Còn về mặt định hướng thì hình mình dẫn ở trên thấy rõ mà !?? :mohoi (

Thân !

sorry huynh nhe hồi sáng tại hình huynh tải lên nó ko hiển thị ? nó bị lỗi nhưng giờ thì có rùi ! hi hi bây giờ thì em hiểu rồi! để em xem coi còn gi để thảo luận thêm ko?