Các cử nhân tương lai có thái độ học tập thế này thì chết rồi. Đâu phải là không thi thì không học??? Chắc phải mời Thầy Đông lên xem ý kiến của bạn quá! chắc sau khi xem xong, Thầy Đông sẽ có biện pháp hay!
thật ra không rắc rối quá như khi bạn thoạt nhìn. Nếu bạn chịu đi vào bản chất của phản ứng để giải bài tập này mà quên đi cái núi công thức kia thì bạn sẽ không thấy lạ. Thực ra học phân tích định luợng mà học công thức thì coi như hỏng, mấy cái công thức đó để dành cho các sinh viên “robot” làm thôi. Hãy viết các bán phản ứng oxyhóa khử của phản ứng chuẩn độ đó ra, sau đó viết phương trình Nernst tương ứng, rồi phối hợp hai phương trình này lại, bạn sẽ thấy cái “nùi rắc rối” kia từ đâu ra! hãy làm thử xem! come on!!! Thân ái
vậy thì có ai cho mình biết tại sao khi gặp phép chuẩn độ bất đối xứng thì phải lưu ý giá trị nồng độ của Cr3+ trong đ ko? ví dụ như bài 4 chương oxi hóa khử của thầy Cù Thành Long đó. Trong bài giải nó không giải trực tiếp như trong công thức mà cộng 1 nuồi vào.Rắc rối lắm. Ai biết nói minh nhanh nha. Cảm ơn
theo bạn Gió. vì công thức tính thế tại các thời điểm có liên quan đến nồng độ Cr3+, có nghĩa là nó sẽ xuất hiện trong công thức, còn cách thiết lập công thức bạn mượn mấy bạn cùng lớp mà tham khảo. Còn không thì bạn coi bai Fe2+ mình post lên xem, bài 4 của thầy Long đó.
bài này tôi nhớ là giống như Thầy Đông đã giải mà! Lưu ý là mục đích của xây dựng đuờng cong chuẩn độ là tìm chỉ thị thích hợp. Trong khi xây dụng quy trình phân tích, nồng độ của mẫu thường không biết đích xác mà chỉ là ước lượng, vậy nên sẽ vô ích nếu các bạn cứ cố gắng tính toán thật chính xác các giá trị pH, pM, E… mà quên đi ý nghĩa và mục tiêu của vấn đề (tham bát bỏ mâm!!!) Thân ái
em có chỗ thắc mắc về bài này:
Đầu tiên tính khoảng bước nhảy của Ca(2+) chuẩn độ bằng EDTA 0.001M tại pH=10 chỉ thị NET(tất cả đều chuẩn độ định lượng ở đây mình không có tính)Ca không tạo phức với OH- Ta giả sử nồng độ của Ca2+ vào khoảng 0.001M F=0.99 , pM= pCo + pD + p(F – 1 )= 3 + 0.3 + 2 = 5.3 F=1 , pM= ½( pCo + pD + pK(MY) – pα’(YH))= ½ ( 3 + 0.3 + 10.7 – 0.46)=6.77 F= 1.02 pM= pK(MY) - pα’(YH) – p(1 – F)= 10.7 – 0.46 – 2 = 8.24
Như ta đã biết nếu dùng chỉ thị NET chuẩn đến màu xanh chàm rõ rệt cũng đạt đến pM(cuoi)= 4.8.
Do đó thêm MgY2- vào để đạt được điểm cuối trong khoảng bước nhảy và sự chuyển màu của Mg thì rõ hơn so với Ca( Ca tạo phức màu đỏ lợt với EDTa)
Đối với Mg2+ ( 0.001M) tính được khoảng bước nhảy khi chuẩn với EDTa là 5.3 - 6.24 điểm tương đương là 5.77.
Nếu ta điều chế MgY2- bằng cách cho EDTA 0.001 vào Mg 2+ 0.001 dùng chỉ thị NET để biết điểm tương đương thì có hai sự lựa chọn
Chuẩn đến màu trung gian: pMg( cuối 1)= 5.4. Chuyển đến màu rõ rệt: pMg(cuối 2) = 6.4.
Mục đích của ta là tạo ra MgY2- dư để cho vào Ca2+ rồi chuẩn Ca2+ thông qua Mg2+ sinh ra.
Vấn đề ở đây là chỗ ta điều chế MgY2- ta nên chọn màu trung gian hay màu rõ rệt. Nếu ta chọn màu trung gian, vẫn còn thừa Mg2+ thì khi chuẩn Ca2+ lượng EDTA sẽ dùng nhiều hơn
Nếu ta chọn màu rõ rệt thì ta đã cho thừa EDTA khi đó chuẩn Ca2+ sẽ mất lượng EDTA ít hơn.
Sách thực tập thì nói là chuyển đến màu rõ rệt ( tuyệt đối không cho dư EDTA) vậy câu nói này có mâu thuẫn rồi. Không biết có anh chị thầy cô nào giải thích giúp em
Thưa thầy cô, anh chị, cho em hỏi trong chuẩn độ Fe2+ bằng bicromat, tại sao khi dùng PhA thay cho DPh thì không cần tới H3PO4? tại sao khi pha DPh đã có H3PO4 rồi (đọc trong sách thực tập phân tích cách pha : 0.1g chỉ thị hòa tan trong 100ml H2SO4 đặc hoặc 100ml H3PO4 đặc), khi chuẩn độ vẫn phải cho thêm 1ml H3PO4 đặc? Nếu không cho H3PO4 đặc thì cho H2SO4 hay acid nào nữa được không ? Xin mọi người chỉ dẫn !
chọn màu nào là tùy bạn, nếu chọn màu trung gian, khi chuẩn độ có mặt calcium thì bạn phải dừng chuẩn độ tại màu trung gian. Nếu chọn màu rõ rệt, khi chuẩn độ có mặt calcium thì bạn phải dừng chuẩn độ tại màu rõ rệt. thân ái
DPh có thế oxyhóa khử chuẩn tương đối thấp, chỉ thị này có thể đổi màu quá sớm (ngoài bước nhảy) –> sai số thiếu lớn (hơn 1%). PhA có thế oxyhóa khử chuẩn cao hơn, điểm đổi màu nằm trong khoảng bước nhảy, tuy vẫn gặp sai số thiếu nhưng trong phạm vi chấp nhận đuợc (<1%). Bạn chịu khó đọc lại lý thuyết sẽ hiểu thêm Nếu khi pha DPh đã có H3PO4 rồi thì khi chuẩn độ vẫn thên 1 mL H3PO4 vì thường bạn chỉ xài vài giọt chỉ thị thôi mà, không đủ H3PO4. Thường pha DPh trong H2SO4, các acid khác không thường dùng do hoặc là dễ bay hơi hoặc là có tính oxyhóa mạnh. Thân ái
thầy ơi cho em hỏi khi nào mình chuẩn F= 0.999( câu hỏi không nên hỏi)
khi nào cần độ chính xác cao và khi phản ứng chuẩn độ thỏa điều kiện chuẩn độ chính xác 99.9%.
Em đồng ý là chuẩn như thầy. Nhưng em đang có suy nghĩ mới, tập trung vào bài thực tập, em tính pCa cuối ra khỏi bước nhảy là do chuẩn độ đến màu rõ rệt, không phải tính sai, nhưng nếu ta chuẩn tới màu trung gian thì nằm trong khoảng bước nhảy, tí nữa em sẽ post bài lên để kiểm chứng
hơn thế nữa khi chuẩn độ có mặt H3PO4 thì Fe2+ tạo phức với H3PO4 thế của cặp Fe sẽ giảm xuống khi đó thay vào công thức thì khoảng bước nhảy nới rộng ra, và bạn chọn được dễ dàng chỉ thị
có một số câu hỏi sau: 1 tại sao phải xét e(NQ) ở điểm tương đương e(NQ)<0.001. 2.tại sao chọn e(NQ) < 0.001 mà chọn sai số chỉ thị < 0.01 và sai số ngẫu nhiên nhỏ hơn 0.01
trả lời như sau:
- để xác lượng chất cần chuẩn, ta cho phản ứng với lượng thuốc thử , tại thời điểm F=1 thì lượng thuốc thử tác dụng vừa đủ với chất cần chuẩn. Vấn đề ở đây là lượng chất không bao giờ phản ứng hết nên không thể xác định “đúng” nồng độ của nó. Tuy nhiên có thể chấp nhận lượng chất còn lại 1/1000 so với ban đầu. ( phản ứng định lượng). ta chọn điểm F=1 vì mục đích của ta là xác định nồng độ của chất cần định lượng, nếu chọn F nơi khác thì trở nên vô nghĩa vì lúc đó phản ứng chưa diễn ra hoàn toàn hay đã xảy ra xong.
- e(NQ) và sai số chỉ thị ( or sai số ngẫu nhiên) có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. một cái thể hiện tính định lượng ( hình như là độ đúng e(NQ). còn sai số chỉ thị( hay ngẫu nhiên) là nói đến độ chính xác. Và các yêu cầu ở đây chắc chỉ mang tính quy ước.
em suy nghĩ còn chưa tới nơi, mong anh chị thầy cô giải thích thêm
xét e(NQ) ở điểm tương đương e(NQ)<0.001: NQ là “non quantitative” tức là không địh luợng và điểm tương đuơng là điểm có mức độ không định luợng cao nhất. Chất chỉ thị có khi nào đạt được độ chính xác tốt hơn là yêu cầu chính xác tổng thể của phản ứng chuẩn độ không? Vậy nên sai số chỉ thị phải luôn luôn thấp hơn độ chính xác của phản ứng chuẩn độ. sai số chỉ thị đuợc xấp và sai số hệ thống chứ không phải sai số ngẫu nhiên như bạn nói. thân ái
Đúng rồi, người ta có thể thêm NaF để giảm thế nhưng trong axit H2SO4 thì tạo HF hào tan thủy tinh!! Tôi biết DPh là Diphenyl amin nhưng cho tôi hỏi PhA là chất gì thế? Có phải phenyl amin? Tôi thì thường dùng chỉ thị Feroin trong phép chuẩn độ trên!
PhA : phenyl anthranilic acid, thế Eo = 1.08 V chỉ thị ferroin có Eo = 1.06 V Thân ái
acid boric là acid khá yếu pKa=9.2 người ta không chuẩn độ trực tiếp mà chuyển nó sang một dạng acid tương đối mạnh hơn , bằng cách cho acid Boric tác dụng với glycerol hay mannitol.
anh chị thầy cô cho em hỏi là phản ứng này tạo ra acid mấy chức. :24h_046:
Tùy thuộc vào tỷ lệ acid boric và manitol mà phức tạo thành có thể theo tỷ lệ acid boric:manitol = 1:1 hay acid boric:manitol = 1:2. Trường hợp phức 1:1 thì sinh ra 1H+, nếu tỷ lệ 1:2 thì sinh ra 2 H+ thân ái
OK! Thế thì Feroin cũng tốt rồi! Ở trường tôi không có PhA, chúng tôi tự điều chế Feroin dùng, thấy cũng khá chính xác! Cảm ơn các bạn!
Tôi nhớ phức của axit Boric với Glycerol là axit 1 chức, là axit trung bình (tức là mạnh hơn axit Bboric rất nhiều! Bạn có thể xem thêm sách Vô cơ của thầy Hoàng Nhâm! Thân ái!