Vânprồ à! Bài đó đúng là phù hợp với việc DOẠ học sinh đấy! Hihi. Thực tế nó rất dễ, câu a em chỉ cần lấy nhiệt đốt cháy của các ankan kế nhau là ra. Ví dụ: Lấy C7-C6 ta có Hiệu nhiệt đốt cháy là 156,3Kcal/mol; Lấy C8-C7 ta có Hiệu nhiệt đốt cháy là 156,2Kcal/mol… Cứ thế bạn tính được các giá trị khoảng từ 156,2-156,4Kcal/mol. Sau đó lấy trung bình được 156,3Kcal/mol. Đó chính là đáp án của câu a. Câu b) Từ câu a, ta có chất Cn và Cm (với n > m) hơn kém nhau 156,3(n-m) Kcal/mol. Từ đó, ta dễ dàng tính được C20H42 có nhiệt đốt cháy là (ví dụ so với C6): 995,0 + 156,3(20-6) = 3183,2 Kcal/mol (giá trị gần đúng) Bạn có thể thử với các giá trị khác!
Theo mình mấy đề này không dễ, thậm chí khá hay! Nhưng việc giải hết là rất vất vả. Ai cần yêu cầu bài nào thì nói để anh chị em tập trung giải quyết! Hihi
Có 2 vấn đề ở đây:
- Bạn phải trích rõ điều kiện phản ứng chứ, đâu phải lúc nào cũng ra NO2.
- Tôi đã quan sát 1 số bài của bạn, chắc hẳn bạn đã học chương điện li. Bản chất phản ứng là quá trình tương tác của Fe2+ với H+, NO3- nên nếu viết pt phân tử thì sẽ không có ý nghĩa gì. Đáp án trong đề PTNK cũng khẳng định như vậy, họ nhìn nhận rất rõ rằng HS thi chuyên phải có hiểu biết sâu sắc hơn những học sinh thông thường!