LÝ THUYẾT PHẦN NHIỆT ĐỘNG

vậy là chem04 cũng học lkhóa 06 hả mình cũng thật vui khi các bạn cũng thật sự hững ứng như vậy. vậy thì từ nay tụi mình sẽ dùng diễn đàn này để làm một sân chơi bổ ích nha. mình có vài nhận định thế này các bạn xem thử nha:

Do đó, mình nghĩ nhiệt độ phải lớn dần để lúc đó lk Van Der Waals không còn quan trọng nữa

bản thân lực vandervaals thì luôn tồn tại; do NH4 có lực khuyết tán lớn hơn N2 vậy dể khử đi lực vandervaals cần cấp nhiệt cho hệ tăng độ náo động.

vậy thì lực vandervaals lớn thì T boyle lớn. mà nếu nhận định này đúng thì tương tự cho H2 và He lực vandervaal của He lớn hơn của H2 do khối lượng lớn hơn, kích thước lớn hơn.

các bạn góp ý kiến thêm nhé, mình phải đi học thêm đã.

Theo ý kiến của mình thì như vậy : ở nhiệt độ bình thường thì các tiểu phân luôn có lực hút Van Der Waals lẫn nhau. Chúng ta đã biết NL liên kết Van Der Waals thường khá nhỏ, do đó khi mà ta cung cấp nhiệt cho hệ thống thì lk Van Der Waals sẽ bị đứt ngay (hồi phổ thông ta hay có cái câu đại loại như : do lk hydrogen có NL liên kết ít nên khi cung cấp nhiệt thì các lk này sẽ bị bẻ gãy ngay; ở đây lk Van Der Waals còn kém bền hơn nữa) Có thể bạn chưa xem phần ĐN nhiệt độ Boyle : nó là nhiệt độ đặc biệt cho mỗi khí thật để có tác động tương đương như khí lý tưởng ở một p thấp Như vậy, ở đây chúng ta xét đến lực Van Der Waals là không đúng bởi vì theo khái niệm về khí lý tưởng là khí không có kích thước và không có lực hút lẫn nhau. Do đó, ta xét đến các yếu tố sao cho : V hạt có thể bỏ qua so với V bình, không có lực hút lẫn nhau Bạn và mình có thể trao đổi qua YM : chemist2408

:yeah (

chem24 à! chúng ta có cùng quan điểm là nhiệt độ boyle là nhiệt độ để khí thực có tác dụng như khí lý tưởng hay là nhiệt độ ma lúc đó có sự cân bằng giữa động năng làm tăng độ náo động của các phân tử và lực vandervaal làm độ náo động giảm cho nên lực vandervaal càng lớn thì nhiệt độ boyle phải lớn theo

theo ý kiến của cậu

Như vậy, ở đây chúng ta xét đến lực Van Der Waals là không đúng bởi vì theo khái niệm về khí lý tưởng là khí không có kích thước và không có lực hút lẫn nhau.

thì mình thấy có phần chưa đúng thật chất đây là khí thật- không phải là khí lý tưởng. nó chỉ có tác động như khí lý tưởng khi ở nhiệt độ Tb

Do đó, ta xét đến các yếu tố sao cho : V hạt có thể bỏ qua so với V bình, không có lực hút lẫn nhau cậu giải thích rõ hơn chỗ này không?

ở áp xuất không quá lớn thì tác động của V là không quá lớn- không quan trọng, nên hệ số b nhỏ. mình nghĩ dùng vandervaal là đúng hơn đấy.

Ý mình là vậy : đây là khí thật chứ không phải khí lý tưởng đúng như bạn nói. Nhiệt độ T Boyle là nhiệt độ làm cho khí thật có tác động như khí lý tưởng đúng không ? Mà khí lý tưởng là khí không có kích thước và không có lực hút Van Der Waals lẫn nhau. Suy ra là nhiệt độ T Boyle là nhiệt độ tại đó, các khí thật không có kích thước và không có lực hút Van Der Waals lẫn nhau. Thực tế là chẳng có khí nào không có kích thước cả. Tuy nhiên, khi mà áp suất quá nhỏ, nghĩa là V càng lớn (p và V tỉ lệ nghịch theo định luật Boyle-Marriote) thì chúng ta thấy rằng kích thước hạt là quá bé so với thể tích chung. Mặt khác, như mình nói khi mà nhiệt độ mà quá lớn thì lk Van Der Waals không còn quan trọng nữa (lk này chỉ quan trọng trong TH áp suất khá lớn và nhiêt độ khá nhỏ), lk này yếu nên chỉ cần tăng nhiệt độ lên thì không tồn tại lk Van Der Waals nữa. Do đó, ta thấy rằng khí thật đã có một số tiêu chuẩn giống như khí lý tưởng. Có một BT trong sách là II.1 đó, tuy p khá lớn nhưng ta vẫn có thể xem như khí lý tưởng để mà ta kết luận gt đó với gt thực nghiệm

À, mình hiểu bạn muốn nói gì rồi. Bạn cần nhớ là ta phải xét thêm đk là nhiệt độ không quá nhỏ nữa nhé. Bạn hình dung này : p không quá lớn, V lớn, nghĩa là ta bỏ qua kích thước hạt. Trong TH này, lk Van Der Waals chỉ quan trọng khi nhiệt độ còn thấp, không cao. Để cho thỏa tiếp đk 2 là không có lực hút thì ta phải cho T cao. Để kiểm chứng, bạn lật sách trang 42 phần b).

nhưng nếu t cao quá, thì p lại lớn lúc đó V lại có tác dụng đấy bạn

Do đó, ta thấy rằng khí thật đã có một số tiêu chuẩn giống như khí lý tưởng.

không có tiêu chuẩn nào giống khí lý tưởng đâu. cái giống là cùng thỏa phương trình PV= nRT thôi. lúc này có tác động bởi thể tích vì còn có b; b lúc này không bằng không. và có áp xuất nội tại có a khác không . điểm hay mà boyle tìm ra là a=b*RT mình chỉ nêu ý kiến xây dựng. mà thảo luận với bạn rất vui. lần sau tụi mình sẽ bàn nhiều nha. mà lợi thế là cùng khóa nữa nè.

entropi hệ thống với entropi toàn hệ thống là sao vậy ha? có khắc nhau không và trong trường hợp nào thì khác nhau, và giống nhau. :hun ( cảm on nhiều nha

Có ai giúp mình cái chỗ này không : mình chưa rõ lắm cái chỗ thuận nghịch với bất thuận nghịch. Mình lấy vd như thế này : Một khôi khí xác định ở 1,5 atm, bây giờ mình sẽ cho nó dãn nở đến áp suất khí quyển là 1 atm. a/ Nếu đề bài có câu “dãn nở thuận nghịch”, tức là khối khí này từ 1,5 atm sẽ dãn nở cho đến 1 atm ? Và khi đó công của quá trình là công đưa hệ khí từ 1,5 atm xuống còn 1 atm ? b/ Nếu đề bài không có câu “dãn nở thuận nghịch”, tức ta phải hiểu đây là dãn nở bất thuận nghịch ? Theo như mình đọc sách, có đoạn như thế này "trong qt dãn nở bất thuận nghịch, hệ sẽ dãn nở cho tới khi áp suất khí (dãn nở cực đại) = áp suất khí quyển). Vậy công trong TH này có thể nói là công đưa hệ khí từ 1,5 atm xuống còn 1 atm ? Vậy sự khác nhau ở đâu ?

Sorry da spam, nhung minh kho hiu cho nay qua: Qua trinh thuan nghich cua 1 phan ung hoa hoc co phai la phan wng can bang khong? Minh ko phan biet ro dc khai niem qua trinh can bang, thuan nghich, bat tuan nghich? hic, loan ca len. Help me

mình đồng ý với ý kiến là với thí thực thị P(Va -b)=RT đối với một mol khí nhưng ý kiến cho rằng với khí lý tưởng thì các phân tử sắp xếp trật tự nhất chưa hẳn là đúng. ở đây người ta xem các phân tử khí là chất điểm không có thể tích mà.:champa (:champa (