Trời ơi bi lên đại học đã mấy năm rồi, giờ râu ria ra cũng khá nhiều nên không còn là “học sinh phổ thông” nữa, nhưng đúng là cái đọc được của bi chắc chỉ nằm ở tầm phổ thông thôi, bi chưa đủ sức hiểu các hệ thức mà Agate viết vì bi không có tài liệu về phần này, bi chỉ có thể biện luận các ý tưởng về thế giới này mà thôi. Agate có thể chỉ cho bi nguồn tiếp cận được không hic. Nhưng bi muốn nói vài ý chỗ này:
-Trước hết bi muốn nói rõ hơn ý của mình về môi trường lan truyền sóng, bi không nói rằng sự lan truyền sóng cần phải có medium, “hai khung trời” mà bi nói là để tách biệt cái mà mình quan sát và bản chất của cái mình cần quan sát hai yếu tố này nằm trong một chỉnh thể duy nhất nhưng cần bóc chúng ra để dễ nhận diện hơn yếu tố cần khảo sát. Cái mình quan sát thường được biểu thị qua một dạng vật chất cụ thể (các phân tử nước dao động trong sóng nước, dao động của các electron…), trong khi đó bản chất cái mình quan sát là qui luật lan truyền của các dòng năng lượng. Chỗ sắp tới này là do bi bịa ra chứ không phải do đọc được đây: “bi cho rằng tính chất sóng hay hạt của chuyển động nằm ở qui luật tương tác của các dòng năng lượng, nếu các dòng này tương tác dẫn đến kết quả duy nhất là sự triệt tiêu nhau (dĩ nhiên bi nghĩ không mâu thuẫn với ĐLBT năng lượng, vì các dòng này coi như đối dấu) thì dòng năng lượng đó vận động theo qui tắc hạt, còn lại là theo qui tắc sóng”. Sau khi định nghĩa theo cách mà bi hiểu thì bi nghĩ thì sóng được đặc trưng bằng bước sóng, tần số; hạt bằng khối lượng, động lượng chỉ còn là dấu hiệu để nhận biết mà thôi. Chúng không phải là bản chất sóng.
-Như vậy, sau khi tách hai thành phần để nhận diện, bi đồng ý với Agate ở sự thống nhất lưỡng tính sóng hạt trong một chuyển động, không xé ra được (mà thực ra là bi đồng ý với bác Broglie, đây vốn là giả thiết của bác ấy mà).
-Bi cũng chẳng biết sóng điện tử là cái quái gì, chỉ chấp nhận vậy thui. Nhưng bi thấy có một ý tưởng khá thú vị mà sư muội của bi kể lại về dây nhợ của giả thiết sóng của bác Broglie như sau: “sóng điện tử của bác Broglie xuất phát từ sóng đứng trên dây đàn thui, khi bi gãy một đầu dây nguồn phát lan truyền tới đầu kia dội lại như vậy có hai sóng, hai sóng này gặp nhau do có cùng tần số nên các bác cộng hưởng tạo ra các bó sóng nguyên, bán nguyên gì đó. Bác Broglie có lẽ là nhà chơi đàn vĩ đại đã so sánh cái số bó sóng hữu hạn đó với phổ nguyên tử. Bác cho rằng sự lượng tử hóa này hẵn là do trong nguyên tử có các sóng hòa trộn với nhau mà nên. Nguyên tử thì ngoài electron và hạt nhân ra thì có cái gì khác? Vậy phải chăng các hạt này chạy theo qui luật sóng, các sóng hòa trộn tạo nên sự lượng tử hóa năng lượng hệ thống mà hậu quả là phổ nguyên tử gián đoạn”. Bi không biết nguồn gốc chuyện đó ở đâu ra nhưng nghe có lí về cách so sánh mắc cười đó.
-Bác Einstein có lẽ quen ngắm mấy cái hệ khủng rồi, nên nhìn cái gì cũng thấy trơn tru, tít tắp hết. Chúa không chơi bài thật, nhưng ai biết con cái Ngài ấy có chơi hay không chứ hic. Bi lại thấy sự bất định nằm ở bản chất hệ thui.
Phần này hồi học đại cương bi được nghe các Thầy giảng sơ sơ thui, không hiểu mấy. Bi sẽ cố gắng đọc hiểu bài của Agate. Bi cũng thích cái comchem nhưng chỉ mới ứng dụng thui, bản chất hiểu lơ mơ lắm. Agate viết thì bắt đầu bằng cái BSSE được không, bi đang mệt cái đó lắm hic.
Nói về lượng tử thì thật sự rất hay. Một số đi vào các phương trình toán lý nhưng chúng ta cũng có thể hiểu cơ học lượng tử theo bản chất của chúng.
Những điều bạn hỏi trên hầu hết đều liên quan đến phương trình De Broglie. Nếu c (vận tốc ánh sáng) áp dụng cho photon thì v áp dụng cho tất cả vật chất có chuyển động.
Chào mọi người, theo ngayxua2dua nghĩ thì là như sau. Thông thường, trên các sách cơ học lượng tử, chúng ta hay nghe nói về lưỡng tính sóng hạt của các vi hạt. Tuy nhiên, theo ngayxua2dua thì điều đó cũng ko phải chính xác. Vì chúng ta ko thể đồng nhất hạt với sóng. Sóng là biểu hiện của tính chất của 1 môi trường đàn hồi ( 1 tập hợp hạt ). Như vậy, theo ngayxua2dua, ta nên nói là vi hạt có tính chất của tập hợp hạt hay vi hạt có tính chất sóng. Chúng ta khẳng định vi hạt là hạt vì trên màn quan sát, ta thu đc là hình ảnh của 1 hạt. Nhưng tại sao vi hạt lại có tính chất sóng? Theo ngayxua2dua nghĩ, đó là do quan niệm của ta hằng ngày đã chi phối chúng ta. Những biến cố xảy ra hằng ngày cho ta quan niệm rằng, hạt ko có tính chất sóng. Nhưng đó là những biến cố xảy ra ở cấp độ vĩ mô; còn đối với cấp độ vi mô thì sao? Nó có thể khác chứ ?!
Mở rộng vấn đề, nếu chỉ dừng lại ở sự chấp nhận ấy thì sao? Thì sẽ ko có nhiều hình thức luận cho cơ lượng tử như ngày nay ( có 1 tác giả đã viết 1 bài báo nói rằng có 9 hình thức luận cho cơ lượng tử ). Chẳng hạn như hình thức luận của Feymann chẳng hạn, Feymann cho rằng vi hạt vẫn là vi hạt với đúng nghĩa của nó ( tức nó sẽ vẫn có các lộ trình) nhưng h đây, các lộ trình là tùy ý và ứng với mỗi lộ trình ông đưa ra 1 số hạng đóng góp,…Kết quả là hình thức luận tích phân lộ trình vẫn giải quyết đc các vấn đề của lý thuyết lượng tử. Vậy là sao? Vậy là nếu muốn phát triển cơ học lượng tử thì ta phải chấp nhận ( một cách thoáng ) các hình thức luận của nó. Tuy nhiên, trong sự cảm nhận của riêng mình, mình phải " cảm " một quan niệm nào đó, và phát triển trên quan niệm ấy. Có thể khi đi sâu, quan niệm ấy của mình ko phát triển đc. Đó là điều bình thường trong khoa học.
Kết luận: trong phạm vi hóa học, xem cơ lượng tử như là ứng dụng, ta chấp nhận là vi hạt có lưỡng tính sóng hạt hay vi hạt có tính chất sóng
Liệu có cách giải thích nào đơn giản hơn về liên quan giữa hàm sóng và cấu trúc nguyên tử của De Broglie không ạ? cái các anh /chị nói đều là kiến thức của đại học,khó hiểu quá.
theo mình thì tính chất sóng-hạt luôn tồn tại song hành trong vật chất chuyễn động giống như điện-từ trường vậy.tính sóng thể hiện ở hiện tượng giao thoa,nhiễu xạ… tính hạt thể hiện như hiện tượng quang điện, hiệu ứng compton…còn môi trường giữa e và nhân thì có thể là từ trường vì e và nhân tương tác điện với nhau.ngành hóa lượng tử tập trung nghiên cứu tính chất các hạt vi mô… còn hóa lý thì đi vào tìm hiểu về nhiệt động,điện động cũng như cấu tạo và tính chất lý-hóa của chất và hệ chất… đây là môn rất quan trọng vói kỹ sư công nghệ hóa. mình chỉ hiểu sơ sơ thôi, mong mọi người đóng góp.