Câu 1: (1 điểm) Viết phương trình phản ứng giữa Ba(HCO3)2 lần lượt với mỗi chất sau: HNO3; Ca(OH)2; Na2SO4 và NaHSO4
Câu 2: (1,25 điểm) Hoà tan 92 gam ancol etylic vào nước để được 250 ml dung dịch. Tính nồng độ mol, nồng độ %, độ rượu và tỉ khối của dung dịch rượu. Giả thiết không có sự hao hụt về thể tích các chất khi pha trộn và khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 g/cm3.
Câu 3: (2,75 điểm) Đốt cháy 8,4 gam sắt bởi oxi thu được 11,6 gam hỗn hợp rắn A gồm bốn chất. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí SO2 thoát ra (ở đktc). a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính V?
Câu 4: (3 điểm)
-
Liệu pháp phóng xạ được ứng dụng rộng rãi để chữa ung thư. Cơ sở của liệu pháp đó là sự biến đổi hạt nhân. Co + n X? (1) X? Ni + … h = 1,25 MeV (2) a. Hãy hoàn thành phương trình của sự biến đổi hạt nhân trên và nêu rõ định luật nào được áp dụng để hoàn thành phương trình. b. Hãy cho biết điểm khác nhau giữa phản ứng hạt nhân với các phản ứng oxi hoá - khử (lấy thí dụ từ phản ứng (2) và phản ứng: Co + Cl2 → CoCl2
-
Hạt vi mô có electron cuối cùng có bốn số lượng tử: n = 3; l = 2; ml = +1; ms = + a. Hãy giải thích để từ đó đưa ra cấu hình của e cuối cùng. b. Viết cấu hình electron đầy đủ, thu gọn và dùng kí hiệu ô lượng tử biểu diễn cấu hình của hạt vi mô đó (1). c. Cấu hình (1) là của nguyên tử hay ion? Giải thích?
Câu 5: (2 điểm) Trong một bình kín chứa etilen và hiđro với một ít bột Ni ở đktc. Đốt nóng bình một thời gian sau đó làm lạnh tới 00C áp suất trong bình là p. Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí đối với hiđro trong bình trước và sau phản ứng là 7,5 và 9. a. Tính % thể tích mỗi khí trong bình trước và sau phản ứng. b. Tính áp suất p.