Em thấy công nghệ Nano rất thú vị. Không những thế trong tương lai gần công nghệ nano sẽ tạo nên một cuộc cách mạng hơn cả công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Nó sẽ làm thay đổi cả thế giới trong thế kỉ 21. Trên thế giới công nghệ nano đang nhận được sự quan tâm đầu tư rất lớn. Đối với nước ta, một đất nước đang còn nghèo và lạc hậu, cần phải đi tắt đón đầu các ngành công nghệ mới và hiện đại trên thế giới. Thực tế để mà kinh tế nước ta có thể đuổi kịp các cường quốc trong tương lai gần là điều khó có thể thực hiện được. Muốn vậy cần phải có một bước đột quá trong quy trình lao động sản xuất. Em nghĩ rằng công nghệ nano sẽ có thể làm được bước đột phá đó.:24h_067:
P/s Hôm trước em đánh vội nên vẫn chưa trình bày vấn đề chính.
Năm nay em lên lớp 12 và em đang có dự định thi vào ngành công nghệ nano, cụ thể là trường Đại học Khoa học và Công nghệ, Đại học QG Hà Nội. Em biết bước chân vào một ngành còn mới mẻ và hiện đại như công nghệ nano sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Em rất mong được sự tư vấn giúp đỡ của các anh chị đi trước trên diễn đàn.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị nhiều!!! :24h_046:
Mình học năm 3 khoa Công nghệ nano của Trường ĐH Công nghệ, trong suy nghĩ của mình thì ngành này khá hay, có nhiều cái mới, nhưng để đi tắt đón đầu như bạn nói thì khó lắm, các sản phẩm thưong mại của công nghệ nano hiện nay ở VN mà VN sản xuất được gần như là không có!
Nhìn vào số lượng thí sinh thi vào khoa mình mà buồn, ko đủ thí sinh luôn, đông cảnh ngộ là các ngành kỹ thuật của các trường khác. Các thí sinh bây giờ toàn lao vào kinh tế là nhiều, khoa học kỹ thuật là cơ sở của nền kinh tế thì không đựoc chú ý, làm sao mà khá đựoc đây!
Các bác cho em hỏi nano Zr kim loại có được ứng dụng nhiều ko ạ? Em đang định làm đề tài về vấn đề này mà không search thấy?
Nói thẳng là sv học công nghệ nano hiện nay khó tìm đầu ra, trừ trường và viện, khó có thể tìm được công ty nào tuyển cử nhân/ kỹ sư về vật liệu nano.
Vật liệu nano hot là hot ở đâu ấy chứ, Việt Nam luôn đi sau các nước về mọi mặt, nên để có đầu ra cho sv vl nano còn khá lâu nữa, mình thấy cả ngành công nghệ sinh học cũng vậy, nhiều đồng chí ra cũng chẳng xin được việc. Nói chung VN đào tạo vẫn theo cảm tính (tất nhiên đây là quan điểm cá nhân)
Một bài viết về các Ứng dụng của vật liệu Carbon nanotube.
Bài viết của Giáo sư Trương Văn Tân (Việt kiều Úc)
"Xuất phát từ năm 1991 khi Sumio Iijima tái phát hiện ống than nano thì việc nghiên cứu và triển khai ống than nano đã đi qua 18 năm với số báo cáo khoa học lên đến chục ngàn và hàng ngàn đăng ký phát minh (patent). Việc nghiên cứu triển khai và ứng dụng ống than nano bao trùm hầu như tất cả mọi lĩnh vực trong khoa học, từ vật lý đến sinh y học, từ vật liệu học đến hoá học. "
Ở Trung tâm nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ đã và đang nghiên cứu thành công việc chế tạo bạc và vàng nano. Việc chế tạo vàng và bạc nano khá đơn giản và quá trình thân thiện với môi trường.
Sử dụng tia gamma chiếu xạ dung dịch bao gồm muối vàng/bạc+chất bảo vệ(polymer tự nhiên như chitosan,alginate) + nước tinh khiết. Dưới tác dụng của tia gamma, nước sẽ bị xạ ly ra các tác nhân khử mạnh như gốc tự do H, electron hydrate hóa, các tác nhân này sẽ khử các muối vàng/bạc về nguyên tử, các nguyên tử do có năng lượng tự do cao sẽ cộng kết lại với nhau tạo thành các hạt nano.
Bạc nano đã có 1 bài báo quốc tế (nội lực) và ứng dụng sản xuất thuốc kích kháng bệnh thực vật. Vàng nano cũng đã đăng 1 bài báo quốc tế trên Radiation physic and chemistry - Elsevier (nội lực), đang tìm đối tác để ứng dụng, cụ thể là các nhà sản xuất kem dưỡng da cho phụ nữ.
Không phải PR đâu, chỉ là cung cấp 1 số thông tin về thực trạng nghiên cứu và sản xuất hạt nano ở việt Nam thôi.
Bạn có thể nói rõ hơn phương pháp chiếu xạ này có gi đặc biệt so với các phương pháp khác? các phương pháp điều chế khác cũng rất đơn giản, một số phương pháp cũng thân thiện với môi trường.
Btw, bạn cần sửa lại đoạn viết “bạc nano… da phụ nữ”. Advisor của mình luôn nói nếu language không tốt thì người khác bắt đầu nghĩ rằng chemistry của bạn cũng không tốt.
Are you kidding ?. I don’t know why you called “than thien voi moi truong” when using gamma ray. No matter how sophisticated your equipment is, working with gamma ray is alway risky and not being “green chemistry”.
chiếu xạ chỉ nguy hiểm khi chúng ta k hiểu rõ về nó và k có các biện pháp bảo vệ hợp lý khi sử dùng nó. khi áp dụng vào nghiên cứu tất nhiên chúng tôi đẵ được đào tạo bài bản và kỹ lưỡng về an toàn bức xạ. nói như bạn thuydung thì chẳng lẽ thực phẩm sau khi chiếu xạ là k an toàn sao??? bạn có biết được là ở Mỹ vơí Nhật ngta đồng ý cho chiếu xạ thực phẩm để khử trùng k?Thanh long của chúng ta xuất khẩu qua Mỹ cũng được khử trùng bằng chiếu xạ đấy bạn ạ
còn vì sao tôi nói nó đặc biệt hơn những pp khác là vì thứ 1: pp này k sử dụng chất khử như phương pháp hóa học (chẳng phải day là yếu tố thân môi trường sao nếu so với pp khử bằng hóa học?). thứ 2: là chất khử được phân tán rất đồng đều trong dd phản ứng. thứ 3: pp thực hiện ở nhiệt độ, ap suất thường. thứ 4: pp này có khả năng ứng dụng để sản xuất hàng loạt (mass prodution)
tất nhiên mỗi pp sẽ có những ưu và khuyết điểm của riêng mình, điều chủ yếu là sử dụng pp nào thích hợp và thuận tiện cho mình thui.
@ngoctukhtn: k bít bác có dạy thực tập tổng hơp polyme ở bộ môn polymer khoa khoa hoc vật liệu bao h chua nhỉ??? nếu có chắc bác có dạy thực tập e hay sao ah? nghe noi bác được học bong cua VEF dung k? nếu dúng thì chuc mung
àh còn bài post trước do viết k cẩn thận nên gây sự hieu nhầm. bài báo tren radiation phys and chem. sử dụng pp chiếu xạ de chế tạo vàng nano với alginat lam chat on dinh. trong bai báo này có đề cập đến phương pháp phát triển mầm (seed enlargment). hiện chúng tôi đang tìm các đối tác để ứng dụng vàng nano trong mỹ phẩm. sorry 4 this misunderstanding
Mình chỉ dạy thực tập một học kỳ ở Bộ môn vật liệu (có lẽ bây giờ là Khoa vật liệu rồi). Mình đúng là đang đi học theo học bổng của VEF.
Rất tốt, mình cũng thích phương pháp chiếu xạ bạn đề cập, vấn đề là green chemistry thì thật ra cũng còn nhiều tranh cãi, kể cả giữa các big names trong hóa học. Theo phương pháp chiếu xạ thì hiệu suất thu được là bao nhiêu?bạn có dùng phương pháp gì sau đó để rửa hạt nano. Làm sao đảm bảo mình thu được 100% nano tinh khiết mà không có polymer dư trong đó.
Từ phương pháp chiếu xạ thì hiệu suất thu được vàng nano có thể xác định. Khi che tạo vàng nano bằng pp bức xạ thì chúng ta sẽ chiếu xạ dd muối vàng ở một liều xạ xác định và vì nồng độ vàng nano càng cao thì Abs càng cao cho nên dựa vào Abs ta có thể kluan muối vàng đã bị khử hết hay chưa? ví dụ cụ thể: chiếu xạ dd muối vàng 0,5 mM tại liều xạ 2 kGy, được keo vàng nano, đem đi đo UV ta được Abs có giá trị là A; sau đó tiếp tục chiếu xạ dd keo vàng nano trên tại liều xạ 2 kGy nữa, đo UV có giá trị Abs là B ; giả sử A>hoặc=B thì ta nói muối vàng đã được khử hết để tạo thành vàng nano; nếu ngược lại thì muối vàng chưa được khử hết và ta tiếp tục đem đi chiếu xạ tiếp; quá trình kết thúc khi giá trị Abs k đổi. liều xạ mà tại đó giá trị Abs k đổi được gọi là liều xạ chuyển hóa bão hòa
còn về thu được nano tinh khiết thì e k rõ lắm. hiện tại e chỉ chế tạo được vàng nano ở dạng keo và dạng bột (sấy phun vàng nano ở dạng keo)