Câu hỏi tuần 4 !!!

Bài của F91: Đó là xong phần thanhatbu_13. Bây giờ chuyển sang nói chuyện với BM. BM dựa vào mô hình chuẩn ap, theo đó BM mở rộng lone-pair phải né lone-pair. Tuy nhiên 2 O lúc này ở khá xa nhau, liệu lone-pair của chúng có cần né nhau ko ? Này nhé, dC – O = 1,43A (angstrom). Góc liên kết OCO cỡ 113o. Áp dụng 1 con tính hình học đơn giản thì thấy rằng khoảng cách giữa 2 O là lO – O = 2,38A. Như vậy là quá xa rồi đấy BM. Nhưng đó chỉ mới là khoảng cách giữa 2 O. Khoảng cách giữa 2 lone-pair còn lớn hơn nhiều, nếu tính cụ thể ra nữa. (Bởi vì chúng định hướng ngược nhau mà). Cho nên F91 nghĩ là tương tác giữa 2 lone-pair của O không đáng kể. BM nên nhớ tương tác ở đây là tương tác điện, tỉ lệ nghịch với r2. Khi khoảng cách tăng gấp đôi, lực tương tác sẽ chỉ còn 1/4. Như vậy có thể nói tương tác 2 lone-pair có thể bỏ qua trong trường hợp này. Đó là thằng D – E. Chuyển sang B – F. Xét về mặt xen phủ, 2 thằng là 1 chín 1 mười, ta không thể định lượng. Xét về mặt tương tác, F : có những 2 tương tác (R với 2nO) (còn lại là những ttác yếu) B : có tương tác (OR với 2nO), ttác này mạnh hơn 1 (R với 2nO) nhưng nếu so với 2 thằng thì vẫn yếu hơn chứ. Do vậy F91 vẫn nghĩ là B > F. Kết quả đúng nhất nếu chỉ dựa vào suy nghĩ của mình vẫn là chủ quan. Có thể thiếu cái này cái kia, do vậy đúng như thanhatbu_13 nói, ta sẽ tính nlượng nghỉ của hệ thống. Chỉ có số liệu tính toán mới cho ta kết quả chính xác.

Bài của thanhatbu_13:

moment này sinh ra là do sự tồn tại điện tích khác nhau trên các ngtử. Khi có sự chênh lệch điện tích thì mới sinh ra moment này

Mình có ý kkiến thế này: Khi xét tương tác giữa các đám electron khi liên quan đếm mật độ điện tích trên nguyên tử (và chỉ là tương tác giữa các nhân từng nguyên tử)!Mấy cái dzụ này mấy thầy bên tính toán lượng tử khi tính đến cơ chế, trang thái bền Ts thì cứ phán do mật độ điện tích của các nguyên tử trái dấu ví dụ như O(điện âm) với H (mang điện dương) là cứ tương tác yếu (âm - dương ) giảm nội năng của hệ!!?? thua ko bít tương tác e của F91 muốn nói hay ko? Khi xét đến momen lưỡng cực thì nó là tương tác của một nhóm nguyên tử với nhau đua vào sự phân cực của nhóm ấy!! và điều này chúng mình bằng tổng momen của phân tử! nên ó là hưu hình. MÀ rõ ràng hai cái tương tác Dipole-Dipole Forces là có thật! Còn quan niệm mối liên hệ giữa giữa tương tác diữa đám e với tương tác lưỡng cực có mối quan hệ như thế nào thì mìhn chưa tìm thấy tài liệu…

Đã đến lúc phải kết luận cho topic câu hỏi tuần 4 này thôi, nó bị treo lâu lắm rồi, vì trong thời gian này BM hơi bận, mặt khác mình cũng đang chờ để tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong bộ môn hoá lý thuyết của trường, nhưng chờ hơi bị lâu !!! Tóm lại, anh em đều có ý kiến khác nhau, nhưng khi đưa ra lập luận đáp án, chỉ có F91 bảo vệ chính kiến của mình, nên bây giờ mình sẽ tập trung hết sức để giải quyết vấn đề của F91 và sửa một số lập luận của mình, ok !!! Trước hết, BM sẽ “bát” lập luận sau:

không đúng nhé, F91 không thể ráp mô hình của butadiene vô đây đuợc, những hệ thống này hoàn toàn khác nhau về mặt bản chất ! Ở butadiene thì bốn AO đóng vai trò như nhau, và sự xen phủ này là bình đẳng, bốn điện tử, bốn tâm, sự xen phủ gần như đều trên toàn hệ thống. Còn trong trường hợp hai lone-pair xen phủ với cùng một * (C-H hay C-C) thì lại là chuyện khác, bốn điện tử, ba tâm. Cái khác thứ hai ở đây là sự xen phủ một mặt làm bền năng lượng cho lone-pair, nhưng mặt khác làm giảm độ bền cho C-H hay C-C, vì có thể hiểu nôm na thì trong trường hợp này e được điền vào orbital plk rồi ! Chính vì vậy, sẽ không có sự xen phủ hiệu quả giữa ba tâm này, khi nói đến xen phủ hiệu quả, theo BM chỉ có một lone-pair xen phủ vói một * là tuyệt vời nhất.!

Lập luận quá hay luôn !!! BM đầu hàng vô điều kiện, thừa nhận sai lầm, nhưng sai lầm này cũng may là không ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc, D vẫn bền hơn E (theo đúng như những lập luận trả lời trước của BM), vì D né được tất cả các tương tác van der walls giữa những thằng R’ ở vị trí 1,3- (vị trí của hai O), trong khi E, F vẫn bị dính. Dù cho R’ lúc này là Me đi chăng nữa, tương tác che khuất giữa những thằng R’ này cũng lớn (hãy nhớ lại trong cấu trạng của cyclohexane, tương tác giữa Me với H ở các vị trí trục hình như tới 9 kcal/mol (số liệu này có thể tham khảo trong sách Hoá lập thể của Lê Văn Thới), còn trong bài tập của chúng ta là hai tương tác R’-R’. Còn một vấn đề nữa mâu thuẩn với F91 là thứ tự của B và F, cái này chắc F91 phải coi lại thôi, vì B bị vi phạm cấu trúc chuẩn ap quyết liệt luôn mà ! Anh em có thắc mắc gì thì nói nhanh nhé, để BM dẹp cái topic này ra khỏi đầu luôn, lo cho topic khác !! hehehe

Bài của thanhatbu_13: Lâu quá rùi mới vào nhưng thấy cái này có vẽ chưa xong đây, Mình đã atbu đã tính với bộ b3lyp/6-31g* cho kết quả như : cái này atbu tính trước khi giải thik chứ không phải ngẫu nhiên mà nghĩ tới cái tương tác lưỡng cực. Còn quan điểm về tương tác Ap mình cần phải bàn thêm, vì một vài chổ mình còn thắc mắc mình sẽ post bên FMO.