hic cung 1 ket tua anh a
thì bị thuỷ phân thành Al(OH)3 đó em… có kiềm dư thì tạo ra aluminic HAlO2.H2O Và lưu ý KHÔNG TỒN TẠI muối cacbonat của kim loại có hoá trị từ III trở lên
axyt H2SO4 đặc
kế wả em tính mới ra mà ko bít đúng không hh là Al2O3 va Fe3O4 mA=4.732 gam mmuối=13.02 gam Mấy anh tính lại dùm em xem đúng ko :gaucon( :mohoi ( :gaucon( :gaucon( :gaucon( :gaucon(
Mình có 1 bài nè bạn làm thử cho vui Trộn 2 tấn quặng hêmait nâu chứa 71,2 Fe3O3 ngậm H2O với a tấn quặng pyrit chứa 60 FeS2 1/ Dùng hỗn hợp quặng trên đế sản xuất 1 tấn gang có 15% xêmentit ( Fe3C) và lượng cacbon trong xêmentit chỉ bằng 25 lượng cacbon trong gang. Tính a? Biết rằng Trong gang sản xuất đc , các tành phần khác ngoài Fe vÀ C đều ko đáng kể Hiệu xuất quá trình sản xuất gang từ quặng là 75 2/ Nếu trộn 1 tấn gang trên với m kg hỗn hợp ( trong đó có 83% Fe, 16%Fe2O3 ,1%C ) sau đó đem luyện trong lò mactanh đc loại thép chứa 1% cacbon.Tính m Giả thiết trong quá trình luyện thép cacbon chỉ bị oxi hóa thành CO
cho mình đính chính chút xíu là quặng hêmantit chứa Fe2O3 chứ ko phải Fe3O3 Mà bài này ko phải là bài của cấp 2 đâu ko tin thì làm thử coi thử có đc ko rồi hãy khẳng định chứ Mà nè nếu bạn chê bài đó thì mình còn bài khác nữa nè chủ yếu là làm ra ko hay thôi Nung 58 g hỗn hợp 2 quặng xiderit và pyrit trong 1 bình kín có thể tích 10 lít , trong đó có 1 lượng ko khí vừa đủ ( chứa 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2 ) để phản ứng hết với hỗn hợp quặng trên. Sau khi phản ứng hoàn toàn , trong bình còn lại sản phẩm phản ứng là chất rắn ở cùng dạng hợp chất và 1 lượng tạp chất Hỗ hợp các khí thu đc có tỉ khối so với hỗn hợp khí ban đấu là 1,18055 Chất rắn thu đc cho tác dụng với 1 lượng CO2 dư , sau phản ứng hoàn toàn đc 14 g chất rắn , trong đó có 96% là sắt kim loại ( hiệu suất của phản ứng khử sắt về kim loại là 80% ) 1/ Tính khối lượng mỗi quặng trong hỗn hợp ban đầu? Biết rằng , trong mỗi quặng có thành phần % tạp chất của chúng bằng nhau 2/ Tính áp suất phản khi phản ứng cháy ở 136,5 độ 3/ Hỗn hợp khí thu đc sau phản ứng cho tác dụng tiếp với 1 lương O2 dư có xúc tác V2O5.Sau phản ứng hoàn toàn , hòa tan 1 lượng khí vào 600 ml H2O đc 1 dd axit có d=1,02g/ml.Tính nồng độ mol của dd axit đó. Coi khối lượng riêng của nước = 1 g/ml CỐ GẮNG LÊN NHÉ BÀI NÀI HAY LẮM ĐÓ CÓ ĐIỀU MÌNH CHƯA GIẢI RA GIẢI XONG NHỚ POST CHO MÌNH THAM KHẢO NHA
Mà longrai này sách bài tập hóa 12 thì mình ko co nên cũng chẳng xem đc chẳng qua đó chỉ là những bài tập mà mình vô tình đọc được trong quyển sổ tay của anh trai mình , mình cảm thấy những bài này hay nên post lên cho Long và những bạn khác tham khảo thôi. Thế nhưng Long lại nói đây là bài tập của cấp 2 làm mình cảm thấy Long chẳng xem ngươì khác ra tí ti kg nào hết. Điều này làm mình cảm thấy rất buồn. Long hãy xem lại thái độ của mình đối vơí người khác đi nhé
Mình nói thế cũng không có ý gì đâu… tuy nhiên mình chỉ nói đúng sự thật mà thôi… đó là những bài tập nâng cao. Nếu có dịp bạn hãy tham khảo các bài tập trong đề thi vào các trường cấp ba năngkhiếu mà xem… còn rất nhiều bài khó hơn thế nữa mà các bài đó để giải cũng không cần dụng phương pháp cấp ba nữa mà :rockon ( Vì bạn ghi trong sổ tay của anh bạn nên chắc chắn bạn sẽ không biết nguồn gốc của nó Khi bạn học lên 12 sẽ thấy đó là những dạng toán hỗn hợp của cấp lớp này đấy ( chuyên nghiên cứu về kim loại phân nhóm chính và chuyển tiếp mà) Thân ^^ :thandie (
Mà cũng xin lỗi bạn vì mình có lời nói quá đáng thế :nhau ( có lẽ lúc đó tâm trạngmình không được tốt lắm… mong bạn bỏ qua cho ^ ^ :nghimat ( Mà bạn ơi… mình đang ôn chương trình hoá 10 vì vậy mình cần những bài tập đại cương và hoá lý đấy ^ ^ có bài này hay bạn giúp mình nhá ^^ :hun (
Nếu bạn thật lòng xin lỗi thì mình sẽ bỏ qua con bài tập thì đợi mình ngiên cứu và coi thử những bài đó có thể chạy theo kịp trình độ của Long hay ko đã rồi mình sẽ post lên. Sẽ ko lâu đâu
Nè mình có bài này nữa nè , Long làm thử coi sao Hai nguyên tố A, B có các oxit ở thể khí tương ứng là AOn , AOm , BOn và BOi. Hỗn hợp gồm x phân tử gam AOn và y phân tử gam AOm có khối lượng phân tử trung bình là 37,6. hỗn hợp gồm y phân tử gam AOn và x phân tử gam AOm có khối lượng phân tử trung bình là 34,4.Biết tỉ khối hơi của BOn so với BOi là 0,8 và x > y. a/ Xác định các chỉ số n ,m , i và tỉ số x/y b/ Xác định các nguyên tố A, B và các oxit1 của chúng c/ Cho biết tính tan của các chất trên trong nước và tính chất hóa học cơ bản của các dd của chúng
Sằn tiện Long ngiên cứu thủ bài này luôn nghe Hỗn hợp A gồm bột Al và S cho 13,275 g A tác dụng với 400ml dd HCl 2M thu đc 8,316 lít H2 tại 27,3 độ C và 1 atm ; trong bình sau phản ứng có dd B. Nế nung nóng 6,6375 g A trong bình kín ko có oxi tới nhiệt độ thích hợp đc chất D. Hòa tan D trong 200ml HCl 2M đc khí E và dd F a/ Hãy tính nồng độ các chất và các ion trong dd B , dd F b/ Tính pH của mỗi dd đó và nguyên nhân phải tạo pH thấp như vậy c/ Dận khí E ( đã đc làm khô ) qua ống sứ chứa 31,5 g bột CuO nung nóng tới nhiệt độ thích hợp ( ko có oxi của không khí ) Phản ứng xong ta thu đc những chất nào? Tính lượng mỗi chất đó ( Biềt trong sản phẩm chất rắn là nguyên chất , tính theo g , chất khí bay hơi đo tại 100 độ C , 1 atm ; khi tính số mol , đc lấy tới chữ số sau 5 dấu phẩy )
Những bài này 100% là kiến thức của lớp 10 chứ ko phải 11 hay 12 đâu vì thế ko có gì để phàn nàn đâu nhé. Mà nè làm xong nhớ post lên cho cư dân ở đây tham khảo với nha
:tinh ( Bài này khá nay đó tuy nhiên xài toán nhiều ơi là nhiều. Mình đề xuất cách giải thế này nhé ^^ :lon (
điều kiện bài toán là 4>m,n>=1 x,y,i>0 rồi theo đầu bài ta có hệ phương trình:
(A+16n)x + (A+16m)y = 37.6(x+y)(1) (A+16n)y + (A+16m)x = 34.4(x+y)(2) * Lấy (1)+(2): ta có phương trình tương đương với (A+16n)(x+y) + (A+16m)(x+y) = 72(x+y) rút gọn cả hai vế cho (x+y) [ x+y khác 0] Vậy ta sẽ có phương trình 2A+16(m+n) = 72 (3) * Lấy (1)-(2) ta có phương trình tương đương với 16nx + 16my - 16ny - 16mx=3.2(x+y) Biến đổi tương đương tiếp tục ta được phương trình (x-y)(n-m) = 0.2(x+y) (4)
-
Biện luận vì x>y(gt) và x+y>0 vậy n-m>0 => n>m(4) Kết hợp (3) và (4) ta lập giá trị thế m := 1 2
n tương ứng := 2 3 thế vào (3) nhận m=1 n=2 vì lúc này ( A>0 đúng ) và ta có A=12 * Tiếp tục ta có (B+16n)/(B+16i)=0.8 biến đổi tương đương (thế n vừa tìm được vào) ta sẽ có B=64i - 160 với B>0 vậy thì i>2.5 nhưng i phải là số nguyên vậy i=3 (kết hợp đk bài toán) Quay lại thế giá trị m và n vào (4) ta sẽ có x-y = 0.2(x+y) vậy suy ra tỉ lệ x/y=8/12=2/3.thế là xong câu a rồi nhỉ ^^ :mohoi ( Và chỉ cần thế m n và i vào ta sẽ có số của A = 12 số khối của B =32 vậy A là cacbon(C) B là lưu huỳnh(S) từ đó về sau đơn giản rồi phải không? :sep (
Bài này viết pthh đúng ra sẽ làm được (nhớ để ý điều kiện cuối bài toán là lấy tới chữ số thứ 5 sau dấu phẩy đấy không thì giải ra sai số lung tung thì mệt lắm)
Còn cái câu vì sao phải tạo pH thấp như vậy mọi người nghĩ sao?
tớ nghĩ phải tạo PH thấp như vậy để không cho muối AlCl3 bị thủy phân ra Al(OH)3
Anh nói chính xác rồi… AlCl3 là một acid lewis mà :hocbong ( nếu pH cao (tính acid giảm tính bas tăng ) thì dẫn đến sự kết tủa Al(OH)3 vậy ta sẽ không có dd nữa :ngap (
Great phai nói là cách giải của Long rất hoàn hảo ko sai 1 chi tiết nhỏ nào. Nhưng có thể bài này vẫn còn cách giải khác.Phiền Long suy nghĩ tiếp rồi cho mình cách giải thứ 2 nhé
Cách của mình thì như vầy nè Long xem thử rồi cho nhận xét nhé
- XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ m, n,i
- Ta có : [x(A+ 16n ) + y( A+ 16m ) ]/x+y= 37,6 suy ra A + [ 16 ( nx+ my ) ] / (x+y) = 37,6 (1)
- [ y ( A + 16n ) + ( A + 16m ) ]/ (x+y) = 34,4 suy ra A + [ 16 ( mx+ny) ]/ (x+y) = 34,4 (2)
- Ta lấy (1) - (2) = (m-n)(y-x)/ (x+y) = 0,2 (3) Vì x+y> 0 và x<y ( theo đề bài ) nên m-n > 0 suy ra m>n (4) +Tỉ khối hơi của BOm so với BOi : d= ( B+ 16m)/ (B+16i)=0,8 (5) suy ra ( B + 16m)/(B+16i)<1 suy ra m<i (6) So sánh (4) và (6) ta có n< m<i
- Các oxit ở thể khí thường có dạng tổng quát : XOk trong đó 1<hoặc = k < hoặc =3 suy ra 1<hoặc =n <m < i <hoặc = 3 nên suy ra n=1 , m=2 , i=3 -TỈ SỐ X/Y Thay n=1, m=2 vào (3) ta có (y-x)/(x+y) =0,2 suy ra 0,8y= 1,2x suy ra x/y=2/3 Còn câu b và c thì đơn giản khỏi phải nói đc chứ
Coi như 2 bài đã giải quyết xong đi.Linh còn nữa nè Hòa tan lần lượt a gam Mg xong đến b gam Fe , c gam 1oxit sắt X trong H2SO4 loãng dư thì thu được 1,23lit khí A ( 27 dộ và 1 atm ) và dd B.Lấy 1/5 dd B cho tác dụng vừa đủ với dd KMnO4 0,05M thì hết 60 ml đc dd C. Biết trong dd C có 7,314 gam hỗn hơp4 muối trung hòa a/ cho biết công thức oxit sắt đã dùng b/ Tính a, b, c? c/ Tính thể tích dd H2SO4 2M tối thiểu cần để thực hiện phản ứng trên
Mình có một thắc mắc nhỏ mong mọi người giải đáp BaCl2 + NaHSO4 =>? Cảm ơn nhìu