Các chuyên mục khác

Những kim loại nhiều hoá trị, thì trong dãy HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC sẽ dùng hoá trị II. Dãy đó nè: K Ba Ca Na Mg Al Mn Zn Cr Fe … Còn nếu bạn dùng DÃY ĐIỆN HOÁ thì nó đã ghi sẵn mà. Tất nhiên lúc đầu ưu tiên tạo là Cr(II) (Do Eo của Cr2+/Cr < Cr3+/Cr) , nó kém bền nên sau đó bị oxi hoá tiếp tạo Cr(III) (Do Eo của Cr3+/Cr2+= -0,41V, Cr(II) mạnh gần như Fe kim loại mà). Thân!

Zn không thể tác dụng với muối CR (III) tạo Cr kim loại được, tôi chỉ thấy tạo muối Cr (II). Tôi vẫn chưa tìm được tài liệu nào chứng minh Zn tác dụng với muối Cr (II) được!

Em đồng tình với thaiphuong, đề bài này không hợp lí, sau khi tra cứu E chuẩn của các cặp thì có thể kết luận Zn chỉ khử Cr3+ về Cr2+ mà không khử được Cr2+ về Cr do E(Cr2+/Cr) >E(Zn2+/Zn)> E(Cr3+/Cr)>E(Cr3+/Cr2+).

Đúng là như vậy! Nhưng nói cho cùng thì đáp án C vẫn là “hợp lí nhất trong những cái vô lí”. Hihi Một lần nữa cho thầy kiến thức THPT và Đại học lại mâu thuẫn nhau! Thật chán quá!

Zn tác dụng với Cr3+ tạo ra Cr chứ ko phải Cr2+.xét Eo thì biết.tôi cho đáp án cũa đề thi là đúng.cả tính khử lẫn oxh Zn đều mạnh hơn.ở đây người ta chỉ xét nguyên tử chứ ko xét ion

Bạn này viết lung tung quá! Sao xét Eo mà không hiểu nhỉ?

có lẽ mình hiểu nhầm,bạn giải thích giúp mình với

Mình gửi flie điều chế muối Crom (II) từ Zn (bài báo nước ngoài), bạn đọc tham khảo nhé! http://img541.imageshack.us/content_round.php?page=done&l=img541/4927/2chromiumacetate000h.pdf

Hôm trước đi học có một bài thế này,nhờ các bác xem giúp: Trình bày cách nhận biết sự có mặt các chất trong hỗn hợp :Fe,Cu,Cuo,Feo,Al

Lấy 1 phần nhỏ để thử Dùng NaOH dư cho vào hỗn hợp, thoát khí => có Al (để đảm bảo không nhầm với Zn thì cho dung dịch thu được với CO2 thu kết tủa rồi cho vào NH3 dư) Phần còn lại cho vào HCl dư, thấy có kết tủa màu đỏ => có Cu.Có khí bay lên, cho NaOH thì có kết tủa xanh lam và kết tủa trắng xanh => nâu đỏ => có CuO,Fe Để nhận được FeO có lẽ phải dùng đến HNO3 đặc, nguội sau đó cho NaOH để thu kết tủa

Thanks nhiểu,bí mấy hôm nay mới làm được.Tiện thể cho mình hỏi ban có thể viết hộ mình pt này được ko: Ca(X)2 + Ca(Y)2 –> Ca(NO3)2 + H2O :24h_012:

Bài này anhtuan làm như vậy chưa được rồi, vì nhận biết sự có mặt của các chất trong hỗn hợp mà. Cách làm nè:

  • Nhận biết Al như trên. Kết luận có Al (không cần sục CO2, vì trong hỗn hợp đã biết k có Zn…).
  • Lấy phần k tan trong NaOH chia làm 2 phần:
  • Phần 1: Hoà tan trong HCl dư, nếu có khí -> có Fe. Nếu có phần không tan màu đỏ -> có Cu (không tan khác kết tủa nhé anhtuan). Dung dịch có màu xanh lam -> khả năng có Cu2+ (tức có CuO). Để chắc chắn, ta thêm NH3 dư, nếu có màu xanh thẫm (lam đậm -xanh dương) thì có Cu2+.
  • Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, khi đó Fe sẽ phản ứng hết. Lấy phần chất rắn không tan hoà tan bằng HCl dư, lấy dung dịch cho tác dụng với NaOH dư, lắc đều trong không khí, nếu có kết tủa màu nâu đỏ -> Có Fe (tức là có FeO, vì Fe đã bị loại khi tác dụng với CuSO4) Hơi rắc rối tí, nhưng chính xác! Mong các bạn cố gắng đọc và nghiên cứu kỹ chút nha! Thân!

BẠN CÓ THỂ XEM LẠI PT NÀY KHÔNG TỚ CHỈ THẤY CÓ PT NHƯ CA(OH)2+CA(HSO4)2–>2CASO4+2H2O CA(OH)2+CA(HCO3)2–>2CACO3+2H2O 2CA(OH)2+CA(H2PO4)2–>CA3(PO4)2+4H2O … CÒN PT:CA(X)2+CA(Y)2–>CA(NO3)2+H2O THỲ CHẮC KHÔNG CÓ ĐÂU :24h_046:

Anh có thể nói rõ hơn về pt td vs NH3 dc ko.Em không rõ lắm

Cu2+ có màu xanh (Fe2+ cũng có màu xanh nhưng nhạt hơn), khi thêm NH3: Cu2+ + 4NH3 -> Cu(NH3)4^2+ (Pứ quan 2 giai đoạn- có lẽ bạn k cần biết đâu) xanh nhạt-------màu xang đậm Khi đó có kết tủa Fe(OH)2 nhưng không che được màu xanh này, chỉ khi lắc dung dịch thì Fe(OH)2 -> Fe(OH)3 thì mới có màu nâu đỏ che màu xanh của phức đồng trên. Thân!

[Cu(NH3)4]2+ là phức tan mà anh, nó ở trong dung dịch còn Fe?(OH)2,Fe(OH)3 là kết tủa, sao lại có sự che màu, anh giải thích rõ hơn được không ?

Để cho dễ hiểu thì cái đoạn tạo phức với các kết tủa gì gì đó. Thì tốt nhất là tách kết tủa ra khỏi dung dịch, thì dd có màu xanh lam của phức đồng, còn kết tủa có màu trắng xanh sau đó hóa dần thành đỏ nâu. Còn cái mà gọilà che màu như bạn anh tuấn hỏi thì bán cứ thử hình dung xem, nếu trộn sơn màu:

  • pha sơn màu xanh lam với màu trắng xanh thì ra màu gì
  • pha màu xanh lam với màu đỏ nâu thì ra màu gì. Còn mình không nghĩ là Fe(OH)3 che màu dung dịch phức đồng, còn tùy vào lượng kết tủa và nồng độ của phức đồng cũng như lượng dd đem thiws nghiệm có lớn hay khôn.

Các bạn cứ phức tạp lên làm gì? Màu nâu đỏ + màu xanh -> màu vàng nâu. Ít hay nhiều thì cũng bị ảnh hưởng hết bạn ạ. Còn bạn nói lọc thì cũng tốt nhưng có lẽ không cần mà. To anhtuan: Dung dịch và kết tủa khong phải khi nào cũng như 1 là 1, 2 là 2 đâu bạn ạ. Chỉ khi lọc hoặc li tâm thì nó mới tách khỏi nhau được. Hihi Thân!

ở đây xét đến độ hoạt động hóa học mà có thể là khả năng tác dụng với oxi hoặc các chất khác nữa đâu phải chỉ là xét thế điện cực chuẩn đâu nhỉ

theo mình mún thi đại học tốt thì nên học hết ctrình càng sớm càng tốt. TỐT nhất là vào năm 11. sau đó, còn năm 12 chỉ giải đề và “đắp” lại những gì mình hòng