Bài tập Nhiệt Động, Hóa Keo, Polime.

lớp điện kép bị thu hẹp lại nếu nhân keo hấp phụ. Có thể giả thích cụ thể được không. cảm ơn

đã nói là viết phương trình langmuir mà chỉ có điều mình thắc mắc là khi mà hơi benzen hấp phụ lên bentonite thì nó thực hiện theo cơ chế nào thôi có phản ứng với bentonite kô các pro trả lời giúp em phần đó

bạn nói như vậy thì chưa chắc là đúng. khi hạt keo hấp phụ chất cao phân tử thì lúc đó hệ keo được làm bền như vậy theo bạn trong trường hợp này lớp kép sẽ thu hẹp hay khôgn !

việc hấp phụ có nhiều trường hợp:ví dụ trường hợp hấp phụ ion đồng hình, trong đó có trường hợp hấp phụ ion cùng đấu với ion quyết định thế và ngược với ion quyết định thế. như vậy thì đâu phải trường họp nào hấp phụ thì lớp kép cũng hẹp lại đâu. mình thấy câu hỏi của bạn chung quá và khôgn rõ ràng làm sao mọi người giải thích cho bạn được.

poly styren xốp. mọi người sẽ nghĩ là nó ở dạng nào: khâu mạng hay là ở đạng thẳng. mình không rõ ở đây là nó muốn nói “xốp” là sao ha.

và nếu là polystyren thì mình nghĩ là nó được điều chế bằng trùng hợp bậc. không biết có thể trùng hợp mạch được khôgn ha? nếu được thì phải cần tới xúc tác gốc tự do nào(mình nghĩ nếu được thì chỉ thể trùng hợp bằng gốc mà thôi :24h_046:chưa chắc là đúng đâu àh nghen!) plese!

Xốp mang nghĩa bình thường, chả có gì khác cả. Các polymer xốp thường trong quá trình tổng hợp, có xuất hiện tác nhân tạo xốp (blowing-agent), các tác nhân này thường là các khí thoát ra trong quá trình phản ứng, làm cấu trúc polymer “trương” lên, gây ra hiện tượng xốp trong cấu trúc. Và nếu các khí thoát ra mãnh liệt, thì gây ra xốp trên bề mặt. Trong trường hợp muốn tổng hợp PS xốp, người ta đơn giản dùng radical initiator là AIBN, vì trong quá trình phản ứng xuất hiện N2, có khả năng tạo xốp.

Thân chào.

Em xin post riêng mục này luôn nhờ các anh chị giải giúp

  1. Hãy viết phương trình đẳng nhiệt langmuir của quá trình hấp phụ hơi Toluen trên bề mặt đất sét bentonite. 2.Trong trường hợp chất bị hấp thụ gồm hai chất toluence và benzylclorur, phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir của hơi toluen trên bentonite sẽ thay đổi thế nào? Chứng minh.
  2. Trong hai chất trên thì chất nào hấp phụ trên bentonite tốt hơn. Giải thích. 4.Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt langmuir của H2 trên Ni? Biết H2 phân ly thànnh 2H?
  3. Hãy cho biết các quá trình hấp phụ sau thuộc hấp phụ vật lý hay hóa học a. Sự hấp phụ CH4 trên bề mặt than hoạt tính, biết enthapi = 21kj/mol. b. C2H4 hấp phụ trên bề mặt Crom, enthapi=-427kj/mol. c. H2 hấp phụ trên bề mặt Mn ở 1000K hiệu quả hơn 600K d. N2 trên bề mặt Al2O3 giảm khi nhiệt độ tăng. 6.Biết rằng sự hấp phụ của 1 chất khí tuân theo phương trình đẳng nhiệt langmuir: b= k(hấp phụ)/k ( giải hấp)=0.85 K Pa-1 ở 25 độ C hãy tính áp suất ở đó phần bề mặt bị chiếm là 0.95
  4. cho biết cấu tạo của hạt keo của hệ keo lưu huỳnh bằng cách nhỏ dung dịch S/EtOH vào dung dịch chứa Na2S.
  5. Cơ chế làm trong nước sông bằng phèn nhôm Al2(SO4)3
  6. Lớp vỏ hidrat hóa bảo vệ các hạt protein trong sữa sẽ giảm khi thêm vào sữa những chất gì?
  7. làm thế nào để thế nhiệt động học Zeta của hệ keo R/L tăng?
  8. khi nhúng cặp điện cực Cu(+)/ Zn(_) vào sol Fe(OH)3 được điều chế từ phản ứng thủy phân FeCl3, ta quan sát được hiện tượng gì?
  9. với hệ keo AgI dương, nếu ta thêm vào hệ dung dịch KI, thế điện động học Zeta và thế nhiệt động học thay đổi như thế nào.

Xin các anh chị giúp đỡ, em cảm ơn.:021_002::chautroi

trả lời câu 11. ta có dug dịch FeCl3 trong nước sẽ tạo ra keo dương {Fe(OH)3 mFeO+ (m-x)Cl-}xCl- Khi cắm điện cực vào thì keo này di chuyển về cực âm là cực Zn xuất hiện màu nâu đỏ ở đây

[HIDE]re-pdf.com

Cho em hỏi công thức hạt keo khi cho 1.Na2S2O3 vào HCl 2.Kali ferocyanua vào FeCl3

Khi điều chế hệ keo Fe(OH)3 bằng cách cho FeCl3 vào nước rồi cho thêm CuSO4 thì có hiện tượng gì?

Bạn điều chế hệ keo bằng cách nào ? Thêm CuSO4 trong quá trình tạo hệ keo hay đã tạo hệ keo rồi ? Thường nếu điều chế hệ keo rồi, sau đó thêm CuSO4 với nồng độ nhất định sẽ thấy hiện tượng kết tụ, do CuSO4 làm giảm bề dày lớp điện kép giữa các hạt keo làm chúng dính với nhau tạo những khối lớn hơn và lắng xuống.

thân.

Ở câu 1 khi phản ứng sẽ sinh ra S.Sau đó S sẽ hấp phụ Na+ hoặc H+ hoặc Cl- để tạo nhân keo.Vấn đề là em ko biết nó hấp phụ ion nào Còn câu 2 sau phản ứng sẽ thu được Fe4[Fe(CN)6]3 kết tủa.Dội acid oxalic lên tủa sẽ được hệ keo(cái này em đã làm TN nhưng chưa viết công thức)

hiện tượng đông keo tụ của các chất bẩn đấy. phá vỡ thường là dùng nước vôi bạn ạ. chả biết có thiêu gì ko cao thủ môi trường chỉ điểm thêm nhé

Hấp phụ là hiện tượng một chất khí hay một chất lỏng bị hút lên bề mặt một chất rắn xốp. Hấp thụ là hiên tượng nguyên tử hay các ion bị hút khuếch tán và đi qua mặt phân cách vào trong toàn bộ vật lỏng hoặc rắn. Khác với quá trình hấp phụ các phân tử chỉ bám trên bề mặt phân cách pha. Muốn tìm hiểu kĩ hơn thì bạn hày vào trang vi.wikipedia.org hoặc en.wikipedia.org

Hấp phụ là: mọi quá trình tập trung chất lên bề mặt phân cách pha được gọi là sự hấp phụ. ( bề mặt phân cách pha có thể là : K-L, K-R, L-L, L-R

ví dụ: khi cho than tiếp xúc với oxi thì than hút oxi làm khí O2 tập trung lên bề mặt của nó, ta nói than hấp phụ O2

Đồng thời với quá trình hấp phụ có thể xảy ra quá trình hấp thu là quá trình thu hút vào sâu bên trong thể tích chất hấp phụ.