Có ai hòa tan được Ag2S ko, cho em cách với!
KSCN kiếm đâu ra vậy mấy pro, chỉ tui với, thanks
Nếu ở Tp.HCM thì bạn ra chợ Kim Biên - Q5 hoặc các của hàng hóa chất ở đường Tô Hiến Thành gần ĐHBK Tp.HCM hỏi nhé. Good luck!
Nếu ở Hà Nội bạn có thể mua tại số 18 đường Lê Thánh Tông- đối diện khoa hóa ĐHKHTN, trên đường Tràng Tiền, 40 Hàng Nón , đường Phương Mai… Ít nhất là lọ nửa cân giá khoảng hơn 100k tí thì phải :24h_115: Nếu bạn làm TN cắt tay tạo máu giả thì nên tìm thêm glixerin ( đắt đó) bôi lên da để tránh cái KSCN ngấm vào da khi tiếp xúc ( tất nhiên KSCN bôi trên lưỡi dao chứ ko bôi trên da ) :welcome (
Tiện em hỏi là mua CO2 khô thì mua ở đâu nhỉ , em nghe nói họ dùng CO2 khô để bảo quản thi hài cho nó vệ sinh :nghi (
ủa, bộ Phenol tác dụng với da hả? ko đc để Phenol dính ra da hả? srr em còn gà lắm
Điều quan trong nó có được bán bên ngoài các tiệm háo chất không?Giá thành thế nào?
Hình như huynh không phải dân hóa :mohoi (. Mấy hóa chất thông dụng này các cửa hàng hóa chất đều có hết. Tiện đây có cái số đthoại của cửa hàng hóa chất 18A Lê Thánh Tông ( đối diện khoa hóa ĐHKHTN_HN), cần gì huynh cứ hỏi 04.39333176 :24h_021:
Thế có ai đang ở TP Hồ Chí Minh không?chư tôi chạy ra Hà Nôi mua…:00:
1/ Chợ hóa chất Kim Biên - quận 5 chuyên bán sỉ & lẻ 2/ Dãy cửa hàng dụng cụ & hóa chất dọc theo đường Tô Hiến Thành đến trường ĐH BK Tp.HCM Và nhiều chỗ khác nữa … ^^
gửi các bạn cái này, ai thích thì lấy về xài này, cũng có nhìu cái hay lắm đó http://www.megaupload.com/?d=H7QAIKQ0
Mình có 1 file về ảo thuật hóa học bạn nào mún thì pm ym quykiem_thansau0807
koh bít pót lên ntn nên bạn nào hứng thú thì pm mình share cho
Về cái trò ảo thuật cắt tay thì đúng là làm = NH3 và Phenol mình nghĩ là hay hơn , chỉ cần cho phenol đậm đặc chút chứ làm như bạn chủ 2pic nói thì mình hỏi qua thầy cô ở trường thấy bảo là cái hợp chất KCNS nằm trong nhóm hóa chất độc hại :-SS
Lửa và khói
Đặt bốn miếng bông lên miếng kính. Các miếng bông đã tẩm các dung dịch sau: Miếng thứ nhất tẩm cồn, miếng thứ hai – dung dịch NH3 đậm đặc, miếng thứ ba – benzen, miếng thứ tư – dung dịch HCl (pha 1 thể tích dung dịch HCl đậm đặc với một thể tích nước). Để bốn miếng kính đó cách xa nhau khoảng 25 – 30cm, miếng kính đặt bông tẩm dung dịch NH3 và HCl phải đặt ở hai đầu.
Sau đó giới thiệu ngọn lửa không có khói, ngọn lửa có khói và có khói nhưng không có lửa.
Châm lửa đốt bông tẩm cồn trước, rồi tới bông tẩm benzen, sau cùng gắp miếng bông tẩm HCl đặt lên miếng bông tẩm dung dịch NH3.
Chú ý:
-
Có thể thay cồn bằng các chất khác như axeton, dietyl ete.
-
Nên tẩm ít benzen vì benzen cháy rất nhiều khói, rất rõ và lâu.
-
Dung dịch HCl nên pha tỉ lệ 1 : 1 như trên để không có khí HCl bay ra quá nhiều, người xem dễ nhận thấy có khói trước.
Tạo ra màu hồng bằng nước lã
Thêm vài ml dung dịch amoniac đậm đặc (25%) và 2 – 3 giọt dung dịch phenoltalein vào cốc đựng 50ml rượu etylic khan. Hỗn hợp không có màu.
Khi biểu diễn, bạn nhờ một khán giả nào đó múc một cốc nước lã để pha dần vào hỗn hợp trên. Khi đổ nước màu hồng xuất hiện và càng đổ thêm nước thì màu hồng càng đậm hơn.
Giải thích: Khi đổ thêm nước, NH3 sẽ tác dụng với nước theo phản ứng sau:
NH3 + H2O <—> NH4+ + OH—
Ion OH— làm cho phenoltalein chuyển sang màu hồng. Càng đổ thêm nước càng xuất hiện thêm nhiều ion OH—.
ẢO THUẬT:“Những chiếc cốc “thần””
Bạn bày một loạt những chiếc cốc không lên bàn và tuyên bố đó là những chiếc cốc có phép thần. Bạn lần lượt ném những mẩu bông vào các cốc trên, các mẩu bông sẽ tự bốc cháy.
Cách làm và giải thích: Ở đáy mỗi cốc, bạn cho một ít hỗn hợp sền sệt của KMnO4 và H2SO4 đậm đặc. Với lượng nhỏ hỗn hợp này ở đáy cốc người xem sẽ không nhìn thấy. Bạn viên những mẩu bông đem tẩm cồn rồi ném vào các cốc trên. Khi bông tiếp xúc với hỗn hợp nó sẽ tự bốc cháy.
TRÒ VUI: Bức vẽ bằng lửa
Dùng bút lông và thuốc vẽ đặc biệt để vẽ một bức tranh. Khi vừa vẽ xong các nét vẽ liền bốc cháy tạo ra bức vẽ bằng lửa.
Cách làm: Hòa tan photpho trắng vào cacbon đisunfua để làm thuốc vẽ. Khi vẽ xong, cacbon đisunfua bay hơi và photpho trắng tự bốc cháy trong không khí.
Chú ý: Phải vẽ nhanh để xong trước khi photpho bốc cháy. Dung dịch photpho rất dễ bắt lửa và gây bỏng da nên phải thận trọng khi sử dụng.
Làm nước “sôi” bằng sợi dây kim loại
Rót “nước” vào một phần ba ống nghiệm, rồi nhúng vào đó một sợi dây kim loại màu trắng. Lập tức “nước” sẽ sôi sùng sục rồi hơi nước bay mù mịt, mờ cả thành ống nghiệm. Nhấc sợi dây kim loại ra, nước trong ống ngừng sôi, nhúng sợi dây vào, nó lại sôi sùng sục.
Cách làm và giải thích: Dùng dung dịch axit HCl làm “nước” và cần đun nóng trước khi biểu diễn. Sợi dây kim loại màu trắng là dây nhôm. Khi nhúng nhôm vào dung dịch HCl nóng, phản ứng xảy ra mãnh liệt. Bọt khí H2 thoát ra rất mạnh trông như nước đang sôi sùng sục. Mặt khác, phản ứng cũng làm cho nhiệt độ của dung dịch tăng lên dần và nước bay hơi mù mịt càng làm cho hiện tượng xảy ra giống hệt như nước đang sôi.
Đốt cháy nước đá
Bạn lấy một nắm nước đá bỏ vào một ống bơ thấp và rộng miệng rồi bật diêm đốt trên mặt ống bơ. Thật kì lạ! Nước đá bốc cháy.
Cách làm và giải thích: Trong ống bơ, bạn đã đặt sẵn vài mẩu canxi cacbua CaC2. Khi bỏ nước đá vào, CaC2 sẽ tác dụng với nước, giải phóng khí C2H2.
CaC2 + 2H2O —> C2H2 + Ca(OH)2
Khí C2H2 thoát lên mặt nước đá, khi đốt nó sẽ cháy trông giống hệt nước đá cháy vậy.
2C2H2 + 5O2 —> 4CO2 + 2H2O
À này!!!Thế mọi người đã xem cái thí nghiệm đổ 1 ít KI vào dung dịch H2O2 đặc ý.Nó sùi bọt ra ngoài hay lắm
còn hóa chất nào co thể ra màu đỏ không .Ở vùng em không có mấy loại hóa chất đó
Cho em hỏi KCNS là chất j vậy à? làm sao có đc chất đó? Bầy e với